Vĩnh Phúc: Sản xuất ô tô, xe máy giảm, công nghiệp khởi sắc nhưng chưa hết khó

Tháng 4/2023, tăng trưởng công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có dấu hiệu khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là ở những ngành đóng vai trò quan trọng.
Vĩnh Phúc: Điểm sáng tăng trưởng công nghiệp của cả nước Phục hồi sản xuất công nghiệp: Cần giải pháp phù hợp cho từng ngành

Sản xuất ôtô và xe máy vẫn ghi nhận giảm

Theo thông tin từ Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Hồng Phong tại Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 4 tháng đầu năm 2023: Trong tháng 4/2023, ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 7,04% so với tháng trước và tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước.

Vĩnh Phúc: Sản xuất ô tô, xe máy giảm, công nghiệp khởi sắc nhưng chưa hết khó
Tháng 4/2023, hai ngành chủ lực của tỉnh là sản xuất ôtô và xe máy vẫn ghi nhận IIP giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2022, ngành khai khoáng giảm 15,76%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,90%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 1,57%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,17%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, có 14/24 ngành có IIP tăng so với tháng trước, 13/24 ngành có IIP tăng so với cùng kỳ cho thấy tín hiệu tích cực hơn sau 3 tháng đầu năm gặp khó khăn.

Đặc biệt, trong tháng 4/2023 ngành sản xuất linh kiện điện tử đã bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng với chỉ số sản xuất ước tăng 11,72% so với tháng trước và tăng 22,23% so với cùng kỳ năm 2022. Một số ngành đạt mức tăng khá như: Sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 12,0% so với tháng trước và 15,84% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 1,39% và 12,88%; sản xuất da tăng 9,45% và 2,64%...

Tuy nhiên, hai ngành chủ lực của tỉnh là sản xuất ô tô và xe máy vẫn ghi nhận IIP giảm so với tháng trước và cùng kỳ. Lý giải về thực trạng này, đại diện Cục Thống kê Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Hồng Phong cho rằng: Ngành sản xuất ô tô vẫn gặp nhiều khó khăn từ đầu năm do cầu thị trường giảm, đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với xe nhập ngoại khi không còn chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP, chỉ số tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn bình quân 4 tháng đầu năm chỉ ở mức 57,04% so với cùng kỳ, các doanh nghiệp ngành sản xuất ô tô tiếp tục cắt giảm sản lượng sản xuất trong tháng, chỉ số IIP tháng 4 giảm 13,2% so tháng trước và giảm 52,66% so với cùng kỳ.

Với ngành sản xuất xe máy, theo Cục Thống kê Vĩnh Phúc có khả quan hơn, khi chỉ số tiêu thụ trong tháng đạt mức tăng khá, chỉ số tồn kho đã có xu hướng giảm, tuy nhiên trước khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp chưa tăng sản lượng. Chỉ số sản suất ngành xe máy giảm 1,13% so với tháng trước và giảm 10,87% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ngành gặp khó khăn và có chỉ số giảm như: Ngành dệt giảm 18,92%; giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 11,75%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 11,38%; sản phẩm từ cao su và plastic giảm 30,49%; thiết bị điện giảm 17,57% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, thông thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, 4 tháng đầu năm IIP ước giảm 2,85% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10/24 ngành cấp II có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ. Một số ngành công nghiệp của tỉnh, trừ ngành sản xuất linh kiện điện tử có mức tăng 10,38%, các ngành còn lại có chỉ số giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản xuất ô tô giảm 42,60%; sản xuất xe máy giảm 13,38%; sản xuất và chế biến thực phẩm giảm 12,22%; sản xuất trang phục giảm 4,42%; sản xuất kim loại giảm 9,99%.

Cũng theo Cục Thống kê Vĩnh Phúc, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2023 tăng 4,06% so với tháng trước cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của ngành công nghiệp hoặc của nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, so với cùng kỳ chỉ số tiêu thụ giảm 11,92% cho thấy vần còn nhiều khó khăn thách thức mà ngành phải đối diện trong năm 2023.

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ
Vĩnh Phúc triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Nhiều giải pháp tháo gỡ cho sản xuất công nghiệp

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp trong năm 2023, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chương trình hành động số 03 ngày 12/1/2023 với kịch bản tăng trưởng theo từng quý, giao 95 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và 113 nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Theo đó, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực với tinh thần nỗ lực vượt lên khó khăn, thách thức, kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập, bám sát thực tiễn và có phản ứng kịp thời, phù hợp, hiệu quả; tổ chức chỉ đạo nhiều hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực.

Cùng với đó, tỉnh cũng thực hiện tốt cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, Chi cục Hải quan tỉnh phối hợp với các sở, các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan nơi có cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hải quan.

Để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ và Nghị quyết số 30 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, thời gian tới, tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tập trung xử lý các vướng mắc, tháo gỡ các điểm nghẽn trong từng lĩnh vực để khơi thông các nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; duy trì các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, duy trì Tổ giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; hoàn thiện Đề án về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, thu hút các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư tại Vĩnh Phúc.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động