Thứ bảy 05/04/2025 14:40

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 3/2024 giảm 13,1% về lượng và giảm 11,7% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 188.808 tấn, trị giá 160,1 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá.

Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt 119.761 tấn, trị giá 100,8 triệu USD, giảm 25,2% về lượng và giảm 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm hơn 18% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu; riêng trong tháng 3/2024 đạt 30.847 tấn, trị giá 25,9 triệu USD, giảm 31,7% về lượng và giảm 34,4% về trị giá.

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn

Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc chiếm 9-10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 60.946 tấn, kim ngạch 55,5 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,9% về trị giá; riêng tháng 3/2024 đạt 19.352 tấn, trị giá 17,8 triệu USD.

Xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 8-9% trong tổng lượng và kim ngạch, đạt 55.447 tấn, kim ngạch đạt 52,8 triệu USD, tăng 38,1% về lượng và tăng 33,7% về trị giá trong 3 tháng đầu năm 2024; riêng tháng 3/2024 xuất khẩu giảm 8,4% về lượng và giảm 7,04% về trị giá.

Tiếp sau là thị trường Lào chiếm hơn 5% về tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 35.978 tấn, kim ngạch 29,4 triệu USD, tăng 99,6% về lượng và tăng 87,4% về trị giá; riêng tháng 3/2024 đạt 8.510 tấn, trị giá 6,9 triệu USD.

Singapore, Malaysia và Thái Lan là những thị trường chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhỏ dưới 6% tổng lượng và tổng kim ngạch.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?