Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu
Nghệ nhân nghề Thủ công mỹ nghệ 01/02/2021 16:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Không phải vô cớ mà người làng Thụy Ứng được mệnh danh là những người “thổi hồn vào sừng”. Hàng trăm năm nay, nơi đây vẫn tự hào là nơi làm ra những chiếc lược sừng trâu, bò vừa bền, vừa tiện dụng, thẩm mỹ cao, được xuất khẩu đi nước ngoài và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương.
![]() |
Người thợ Thụy Ứng ép sừng để dễ gia công |
![]() |
Sừng được cắt thành những mảnh phôi nhỏ và vẽ tạo hình |
Ngày nay, để hiện đại hoá trong mọi khâu, người thợ Thụy Ứng đã áp dụng sản xuất theo dây chuyền công nghiệp như dùng máy cưa để cắt sừng, tách phôi, chuốt bóng sản phẩm… Để có thể trở thành những vật dụng có giá vài chục đến vài trăm nghìn, trước hết người thợ phải rút lõi cứng trong sừng trâu, sau đó hơ lửa hoặc luộc sừng trong dầu để làm mềm. Người thợ dùng máy ép thủy lực ép sừng cho bẹp ra, rồi cắt thành những mảnh nhỏ gọi là phôi. Từ phôi họ chế tác ra lược, thìa, bát đĩa, móc khóa, trâm cài tóc và các sản phẩm khác thô sơ. Các sản phẩm thô này được đánh bóng và sẽ có màu bóng tự nhiên ở cuối công đoạn. Sừng bò cũng được chế biến tương tự sừng trâu, nhưng kém độ sáng bóng hơn.
![]() |
Làng nghề mỹ nghệ Thụy Ứng là nơi thu hút một lượng lớn lao động trong và ngoài xã |
Từ chiếc lược có hình vuông lúc sơ khai, sau đã cải tiến thành hình cong như múi bưởi, chiếc lược không những đẹp hơn mà còn có độ bền lâu. Đến ngày nay, lược sừng đã trở thành một món hàng được nhiều nơi ưa chuộng. Vì vậy, nhiều người dân ở Thụy Ứng cho biết, đã có thời điểm, hàng lược sừng khan hiếm trên thị trường do làng nghề sản xuất không đủ để cung cấp cho thị trường. Nghề làm lược sừng nhờ vậy cũng giữ được nhiều người sống với nghề, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương và vùng lân cận.
![]() |
Công đoạn tạo phôi được người thợ thực hiện trên máy |
![]() |
Người thợ tạo phôi hình lược |
Là thế hệ trẻ trong làng, theo nghề làm lược sừng đã hơn 10 năm nay, chị Lê Thị Thanh, chủ cơ sở sản xuất lược sừng Bin Thanh (Thụy Ứng, Hà Nội) cho biết: Các sản phẩm từ sừng cơ sở chế tác chủ yếu là lược. Mỗi người thợ có thể sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thị yếu của khách hàng. Khách hàng những năm trở lại đây chủ yếu đặt làm lược.
Sừng trâu để làm lược cũng như các vật dụng khác phải được chọn lọc thật kỹ. Những chiếc sừng to, già, có độ dày vừa phải không nứt, rạn mới cho ra những sản phẩm đẹp. Thời gian đầu mẫu mã lược không đa dạng, nhưng hiện tại, do nhu cầu, thị hiếu của thị trường, các sản phẩm mẫu mã đẹp và phong phú đa dạng hơn.
![]() |
Mặt khác, trước đây người thợ chế tác phải dùng 100% các công đoạn bằng tay, làm cả ngày mới xong một chiếc, giờ đây nhờ có máy móc hỗ trợ, việc làm ra những sản phẩm của sừng cũng trở nên dễ dàng hơn.
![]() |
Người thợ mài tấm sừng thô thành hình dạng chiếc lược |
Theo chị Thanh, trung bình một ngày, cơ sở sản xuất được khoảng 500 - 600 lược tùy loại to hay nhỏ. Mỗi chiếc lược được làm từ sừng có giá 50.000 - 500.000 đồng tùy theo kích thước và kiểu dáng. Sau khi trừ chi phí, cơ sở thu lời từ vài trăm đến cả triệu đồng.
![]() |
Lược sừng được mài thô chờ được đánh bóng để xuất xưởng |
Cũng theo những nghệ nhân làm nghề trong làng, nghề này ngày xưa được các cụ truyền lại cũng chỉ làm để bán nhỏ lẻ hay tặng người thân chứ không đủ sừng để sản xuất đại trà như hiện nay. Những năm trở lại đây, nhu cầu của khách hàng tăng lên, do nhiều người biết đến công dụng của chiếc lược sừng. Lược sừng được chải lên giúp tóc mượt, bóng và không rối.
![]() |
Sản phẩm lược sừng được đóng gói chờ giao cho khách |
Mặc cho thời gian cứ trôi, nghề chế tác sừng trâu, bò vẫn được nhiều thế hệ trong làng lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cùng với nhu cầu tăng, yêu cầu về mẫu mã cũng tăng theo khiến những người thợ ở Thụy Ứng không ngừng học hỏi. Ở mỗi lớp thợ đều có tính kế thừa và sáng tạo, để các sản phẩm của làng nghề vừa lưu giữ được nét truyền thống, vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu tới nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
![]() |
Ngoài chế tác lược sừng, làng Thụy Ứng còn chế tác những sản phẩm khác từ sừng |
Ngoài chế tác lược sừng, theo nhu cầu thị tường, làng Thụy Ứng ngày nay còn chế tác nhiều sản phẩm khác từ sừng như thìa, đót giày, đồ trang sức bằng sừng...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung
Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Thổi hồn vào gỗ

Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối giao thương: Đòn bẩy cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân Nguyễn Đức Biết: Điêu luyện "bàn tay vàng"

Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với phong trào Tự hào hàng Việt
