Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Người Việt Nam trong thời cổ cơ bản là nông dân, nhưng nếu chỉ thuần nông nghiệp thì không thể phát triển đất nước một cách mạnh mẽ. Tổ tiên ta đã tổng kết: “Phi trí bất hưng, Phi thương bất phú, Phi công bất hoạt, Phi nông bất ổn”… Theo đó, nghề thủ công mỹ nghệ là một trong những thành tố quan trọng để người Việt phát triển ổn định, trên con đường tiến về phía trước.

Cụ thể hơn, nghề thủ công mỹ nghệ đã góp phần rất quan trọng trong việc phát triển các làng Việt cổ, đồng thời là bệ đỡ cho thương mại, tạo nên sự ổn định, phát triển của làng xã nói riêng, đất nước nói chung.

Khi đất nước chưa phát triển công nghiệp hóa, nghề thủ công được tinh luyện bởi bàn tay khéo léo cũng như tư duy hòa với thiên nhiên, vũ trụ để tồn tại của người Việt. Những sản phẩm thủ công ấy chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc ở những lĩnh vực nhất định.

Nhưng người nối dòng nghệ thuật
Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đơn giản là sản phẩm để trang trí, sử dụng, mà thông qua những sản phẩm này, người ta tìm thấy tâm hồn của cả dân tộc, chí ít là tâm hồn của các làng nghề, các nghệ nhân. Trong đó, sự thổn thức của mỗi sản phẩm điêu khắc, thêu ren, mây tre đan, gốm sứ… cũng chính là sự thổn thức của nghệ nhân; phản ánh về ước vọng truyền đời của người Việt. Đó là mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi vật sinh sôi, nảy nở, nghề nghiệp phát triển. Đây cũng chính là yếu tố tinh thần cổ truyền tốt đẹp mà người ta còn tìm thấy được ở bên lề các hiện vật.

Khi tiếp cận với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nếu chỉ nhìn thấy nó đẹp không thôi thì chưa đủ, vì cái đẹp đó có thể mắt ai cũng nhìn thấy. Song cái ý nghĩa, giá trị biểu tượng phía sau sản phẩm mới là quan trọng nhất. Bởi bên cạnh vẻ độc đáo, tinh xảo ở hình thức; còn có bao nhiêu tiếng thầm thì với thiên nhiên, vũ trụ với các vấn đề khác của tự nhiên, với xúc cảm của con người, của tâm linh và hiện tại.

0424-lang-nghe-quang-nam-9

Hơn 2.000 làng nghề hiện có, cùng vô số những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều chất liệu, được sáng tạo bởi các nghệ nhân trong khắp đất nước… đang là minh chứng cho một nền văn hóa riêng có của Việt Nam. Trong đó, nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề của một đất nước nông nghiệp chính là hoa trái để tạo nên vẻ đẹp đời sống của con người. Nghề và làng nghề giúp con người cân bằng với cuộc sống, yêu quý cuộc sống hơn, thấy rõ hơn vẻ đẹp của văn hóa phản ánh trong mỗi sản phẩm.

Hơn tất cả, những nghệ nhân chính là người nối dòng nghệ thuật truyền thống, giữ lấy vẻ đẹp truyền thống không chỉ bằng hình thức mà bằng cả giá trị nội dung thể hiện trên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Do đó, việc phong tặng/truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” là sự động viên lớn cho các nghệ nhân. Với họ, đây không chỉ là hạnh phúc, niềm tự hào của cá nhân, mà hơn thế còn là sự ghi nhận cho những thành quả lao động của các nghệ nhân, để từ niềm tự hào nghề nghiệp, các nghệ nhân tiếp tục cống hiến, truyền dạy cho lớp lớp những người thợ trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra tối ngày 15/12/2020, tại Hà Nội. Đây là năm thứ hai lễ trao tặng được tổ chức trong khuôn khổ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Giáo sư Trần Lâm Biền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Tối ngày 9/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội lần thứ 10 năm 2021 (Hanoi Gift Show 2021) và Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô năm 2021 (Hanoi Great Souvernirs 2021).
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Không còn là những tạo hình đơn giản, thô sơ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của làng nghề Việt Nam đang dần “lột xác” với dáng vẻ bắt mắt và trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cận kề, thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong (huyện Thường Tín, Hà Nội) lại rộn ràng hơn bởi tiếng đục đẽo, tiếng máy tiện, máy phun sơn để kịp cho ra sản phẩm trâu gỗ cõng chuột, trâu đàn, trâu gia đình… phục vụ người dân đón Tết. Người dân ở đây thường bảo, “chăm” trâu gỗ cũng lắm công phu.
Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Đến làng mỹ nghệ sừng trâu, bò Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày giáp Tết, tiếng máy mài, máy cắt sừng, máy khoan… kêu vang khắp làng, tiếng ô tô, xe máy ra vào làng lấy và trả hàng thường xuyên hứa hẹn một năm vô cùng sôi động.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt sinh năm 1976, là cháu nội cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh - nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Ông cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.

Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Sinh trưởng trong một gia đình có nghề truyền thống kim hoàn, nghệ nhân Vũ Mạnh Hải là "người con ưu tú" thuộc đại gia đình Bảo Tín. Ông cũng thường xuyên được nhắc tới trong giới kim hoàn với tròn 25 năm hoạt động trong nghề cùng chuỗi cửa hàng Bảo Tín Mạnh Hải nổi tiếng đất Hà Thành.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Với niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ (ngụ phường 9, TP. Mỹ Tho) không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm chạm khắc gỗ có giá trị nghệ thuật cao.
Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Đến làng tranh sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội), vào thăm xưởng sản xuất của nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, khách hàng như lạc vào phòng triển lãm nghệ thuật độc đáo với hàng trăm sản phẩm đa dạng. Mỗi sản phẩm đều thấm đẫm hồn cốt truyền thống hàng trăm năm được người nghệ nhân một lòng gìn giữ.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Sinh năm 1954, nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích, có tới trên 50 năm làm nghề đúc đồng tại Bắc Ninh. Ông có tay nghề rất điêu luyện, sử dụng thành thạo mọi kỹ thuật truyền thống của nghề đúc đồng và được mọi người trong nghề nể trọng bởi nắm giữ các kỹ năng, bí quyết với những kỹ thuật, mỹ thuật cao.
Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Ở Việt Nam, tranh ghép gỗ là một tài sản vô giá đối với các nhà sưu tập và nghiên cứu. Xuất hiện từ xa xưa và trải qua nhiều thăng trầm thời gian, tranh ghép gỗ đã trở thành một ngôn ngữ nghệ thuật có giá trị mãi trường tồn. Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề tranh ghép gỗ nghệ nhân ưu tú Lê Đức Ngọc ở Tiền Giang đã tạo ra nhiều tác phẩm tiêu biểu thể hiện được tình yêu đối với quê hương đất nước.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh (làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) được biết đến là người tài hoa trong lĩnh vực điêu khắc, tạc tượng, sơn son thếp vàng, bạc. Ông tham gia làm nghề liên tục từ năm 1981 đến nay, đã sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị cao về nghệ thuật, được ghi nhận với nhiều thành tích.
Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Từ xa xưa, tranh chạm khắc gỗ đã được đánh giá cao bởi kỹ thuật chế tác điêu luyện, bố cục chặt chẽ và nội dung chủ đề nổi bật. Với đôi bàn tay khéo léo nghệ nhân Lê Minh Sĩ đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm tranh gỗ độc đáo.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn"  gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam. Đó cũng là “mạch nguồn” xuyên suốt cảm hứng sáng tạo của ông, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.
Thổi hồn vào gỗ

Thổi hồn vào gỗ

Điêu khắc gỗ là một nghề mang tính chất cổ truyền có từ lâu đời ở Việt Nam. Sau nhiều giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau, đến nay, điêu khắc gỗ đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn của ngành gỗ Việt Nam.
Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân

Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân

Đến khu tập thể 3 tầng cũ kỹ ở quận Hà Đông (TP. Hà Nội), hỏi thăm nghệ nhân Chu Mạnh Chấn ai cũng biết. Ông nổi tiếng là một họa sỹ tài hoa trong làng họa, đam mê với tranh sơn mài và là một nhà giáo tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ nhân.
Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Tìm hiểu về những người thợ thủ công, những nghệ nhân… tôi càng thêm kính phục, bởi họ đã gắn bó cả cuộc đời mình cho nghề, để làm ra sản phẩm có chất lượng cao. Ông Lý Ngọc Minh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Long I - là một người như vậy. Ông cũng chính là "tổng công trình sứ" tất cả dòng sản phẩm mới của Minh Long.
Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Được mệnh danh là người "vẽ tranh bằng chỉ" nhờ kỹ thuật thêu tay tinh xảo, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng vẫn ngày ngày miệt mài bên khung thêu, cho ra đời những bức tranh làm rạng danh hồn quê đất Việt.
Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Trải qua thăng trầm lịch sử hơn 200 năm, nghề kim hoàn xứ Huế có độ những tưởng bị mất đi, may nhờ ơn tổ nghiệp và sự chăm chỉ gây dựng của lớp lớp cháu con, nên nghề xưa không những giữ được mà còn phát triển rạng ngời và vững bền hơn so với trước.
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối giao thương: Đòn bẩy cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối giao thương: Đòn bẩy cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá… đã giúp duy trì và tăng số hộ sản xuất, số lao động tại làng nghề, đáp ứng sản lượng, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Biết: Điêu luyện "bàn tay vàng"

Nghệ nhân Nguyễn Đức Biết: Điêu luyện "bàn tay vàng"

Hòa nhịp cùng cuộc Cách mạng 4.0 và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cơ hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dần được mở rộng; sản phẩm khảm trai của làng nghề Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cũng nằm trong số đó. Điển hình của lớp nghệ nhân tài hoa, ưu tú của làng nghề Chuôn Ngọ là nghệ nhân Nguyễn Đức Biết - thế hệ thứ 3 của làng được nhận danh hiệu "Bàn tay vàng".
Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với phong trào Tự hào hàng Việt

Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với phong trào Tự hào hàng Việt

Mang đậm đặc trưng của văn hóa, con người Việt Nam, sản phẩm làng nghề, đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong những sản phẩm trọng tâm được Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm làng nghề không chỉ giúp mở ra thị trường cho các sản phẩm mà còn giúp nhân lên niềm tự hào với văn hóa, con người, tinh hoa Việt Nam.
“Lực đẩy” đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

“Lực đẩy” đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Hỗ trợ kỹ thuật, thông tin cho các cơ sở sản xuất; tìm kiếm thị trường cho sản phẩm làng nghề; tôn vinh các nghệ nhân tiêu biểu… là những hoạt động được Bộ Công Thương triển khai từ nhiều năm nay. Đây cũng được xem là “lực đẩy” để các làng nghề và sản phẩm làng nghề nâng cao giá trị, từ đó hiện thực hóa khát vọng đưa sản phẩm làng nghề vươn xa. Tôn vinh những người thợ tài hoa.
Tôn vinh giá trị tinh hoa nghề thủ công truyền thống

Tôn vinh giá trị tinh hoa nghề thủ công truyền thống

Được coi là “báu vật nhân văn sống”, các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú đã lưu giữ những tinh hoa của nghề thủ công truyền thống, đồng thời không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị, phát huy được truyền thống dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế, góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
Hành trình khai mở nghề mỹ nghệ kim hoàn

Hành trình khai mở nghề mỹ nghệ kim hoàn

Ở nước ta, nghề mỹ nghệ kim hoàn đã có từ hàng ngàn năm đã trở thành nghề cổ truyền cùng với bao nghề thủ công khác. Theo sử sách lưu lại, người có công khai sáng nghề kim hoàn là vị Đệ nhất Tổ sư Cao Đình Độ, sinh năm Giáp Thìn (1744), tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động