Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân
Nghệ nhân nghề Thủ công mỹ nghệ 15/12/2020 16:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Không ồn ào phô trương, ít nói về bản thân mình, nhưng mỗi khi nhắc đến tranh sơn mài, họa sỹ, thầy giáo, nghệ nhân Chu Mạnh Chấn lại vô cùng hào hứng, không giấu được niềm tự hào khi nói về nghệ thuật và những tác phẩm sơn mài.
![]() |
Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn giới thiệu tác phẩm của mình |
Hồi tưởng lại thời trẻ, họa sỹ Chu Mạnh Chấn cho biết, ông theo học Ban sơn ta ở trường mỹ nghệ cũ, nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Lúc đầu, ông học nghề vì mong muốn nối nghề sơn mài của cha, ông, nhưng vì say mê với nghề, ông tiếp tục theo học hội họa. Do vậy, ngoài kỹ thuật làm sơn mài như những người thợ khác, ông còn am hiểu về hội họa, có thể tự vẽ và sáng tác bố cục theo ý muốn của mình. Bởi vậy, ông được các chuyên gia trong nghề đánh giá hàng đầu về kỹ thuật sơn mài. Ông có nhiều tác phẩm sơn mài trên giấy phục vụ công tác chính trị, cống hiến cho mặt trận dân tộc giải phóng thời bấy giờ.
Càng đam mê, càng tìm hiểu, ông càng khám phá ra những bí quyết của nghề tranh sơn mài. Kỹ thuật pha sơn cũng cầu kỳ không kém, đánh sơn trong thời gian bao nhiêu ngày, phải pha bao nhiêu lạng dựa, pha bao nhiêu dầu để thành màu sơn cánh gián, rồi bao nhiêu màu, bao nhiêu thời gian để thành sơn con rồng, bao nhiêu thì trở thành sơn sen. Mà theo như ông chia sẻ, bí quyết đó là bí truyền mà những nghệ nhân ngày xưa họ tâm niệm chỉ nhất nhất truyền lại cho con, cháu của dòng họ chứ không truyền cho người ngoài. Khi học được những bí quyết này, thầy giáo Chu Mạnh Chấn với mong muốn mở rộng cái cũ, đào tạo những người thợ tài giỏi cho đất nước để phục vụ nhu cầu thưởng thức tranh sơn mài lúc bấy giờ. Ngày cả ở thời điểm hiện tại, sự tâm huyết của người thầy giáo năm ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.
![]() |
Những tác phẩm sơn mài của ông được đánh giá cao |
Không chỉ nổi tiếng là một họa sỹ tài ba am hiểu dòng tranh sơn mài, mà bằng tài năng của mình, họa sỹ Chu Mạnh Chấn còn mang cảm hứng hội họa của mình truyền lại cho rất nhiều thế hệ nghệ nhân. Ông chia sẻ, để trở thành một người thợ giỏi, quan trọng nhất là phải có tình yêu với nghề, đó như phần "hồn" của mình trong từng tác phẩm nghệ thuật. Sau đó mới kể đến sự tỉ mỉ, khéo léo, sự kiên trì trong rèn luyện tay nghề qua nhiều năm tháng. Từ đó, những học trò của thầy Chu Mạnh Chấn không chỉ giới hạn ở nghề sơn mài, mà ở tất cả các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, ở các làng nghề truyền thống của Việt Nam, bao gồm: Mây tre đan, thêu ren, chạm bạc… Mỗi khi nhắc đến những người học trò ở khắp các làng nghề Bắc bộ, như: Nghệ nhân thêu tay Nguyễn Quốc Sự, nghệ nhân đan mây tre Nguyễn Thị Thu… đã áp dụng những kiến thức hội họa, sáng tạo chúng và làm giàu từ đó, thầy Chu Mạnh Chấn lại không giấu được niềm tự hào.
Do có tay nghề điêu luyện và sử dụng thành thạo mọi kỹ thuật truyền thống, nên mỗi tác phẩm của nghệ nhân Chu Mạnh Chấn đều diễn tả được sự sống động, chiều sâu của đề tài mà ông khai thác. Sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2016, Nghệ nhân Nhân dân năm 2020, ông vẫn thực hiện nhiều tác phẩm sơn mài tiêu biểu như: Quân giải phóng hành quân, tranh Bác Hồ làm việc, tranh Đại tướng bên hồ thủy điện, tranh chiến thắng Bạch Đằng… Những tác phẩm này hiện được lưu giữ, trưng bày tại tư gia của nghệ nhân.
Nay, dù tuổi đã cao, sức khỏe có hạn, nhưng họa sỹ, nhà giáo, Nghệ nhân Nhân dân Chu Mạnh Chấn vẫn say sưa với nghề, kiên định với lý tưởng tiếp tục bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khuyến khích con cháu tiếp tục theo nghề và truyền dạy lại nghề cho thế hệ tương lai.
Nghệ nhân Nhân dân Chu Mạnh Chấn luôn mong muốn truyền lại ngọn lửa nghề, những kỹ thuật tinh tế về tranh sơn mài mà mình có được cho các thế hệ mai sau. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền: Thắp lửa hồi sinh đồ chơi Trung thu truyền thống

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu
Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Thổi hồn vào gỗ

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối giao thương: Đòn bẩy cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân Nguyễn Đức Biết: Điêu luyện "bàn tay vàng"

Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với phong trào Tự hào hàng Việt

“Lực đẩy” đưa sản phẩm làng nghề vươn xa
