90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Với chủ đề “Thiết kế sáng tạo - hội tụ hinh hoa”, đã có 90 tác phẩm được trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.
Phát động cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024 Sắp diễn ra Hội chợ Làng nghề lần thứ 20, năm 2024

Theo Quyết định số 4758/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc công nhận giải thưởng Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024, thành phố sẽ trao tặng giải thưởng cho 90 tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt giải trong Cuộc thi “Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.

Phát động cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
Phát động cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Số lượng giải thưởng và mức thưởng cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt giải, cụ thể như sau: 6 giải nhất; 18 giải nhì; 24 giải ba; 42 giải khuyến khích. Tổng số tiền 84 triệu đồng; kinh phí giải thưởng trích từ nguồn kinh phí khuyến công Thành phố năm 2024 đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND Thành phố. Mỗi cá nhân đạt giải ngoài tiền mặt, được tặng kèm giấy chứng nhận đạt giải của UBND Thành phố và biểu trưng Cuộc thi.

Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát huy những ý tưởng sáng tạo trong thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ; đồng thời tập hợp trí tuệ, ý kiến đóng góp của một số chuyên gia thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước, nhằm tạo ra những sản phẩm có thiết kế mới, sáng tạo, có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao phù hợp thị hiếu khách hàng.

Bên cạnh đó, là tiền đề để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thành phố tái cơ cấu ngành hàng, sản phẩm, đẩy mạnh phát triển mẫu mã sản phẩm mới phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và tăng khả năng xuất khẩu.

Thông qua Cuộc thi tạo ra từ 300 - 350 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường. Bổ sung vào bộ sưu tập sản phẩm các mẫu thiết kế mới của ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024.

Cuộc thi được phát động từ tháng 3/2024 và nhận hồ sơ đăng ký dự thi đến 30/6/2024. Từ 01/6/2024 đến 30/6/2024, ban tổ chức tổ chức tư vấn, hướng dẫn, định hướng thiết kế cho nhóm các sản phẩm tham dự Cuộc thi. Từ 1/7/2024 đến 30/7/2024, ban tổ chức nhận sản phẩm tham dự thi. Từ tháng tháng 8 đến tháng 9/2024, ban tổ chức chấm điểm sản phẩm dự thi.

Sản phẩm dự thi được phân thành các nhóm: Sản phẩm gốm sứ; Sản phẩm sơn mài; Sản phẩm mây, tre, giang đan, guột tế; Sản phẩm khảm trai, gỗ, sừng mỹ nghệ; Sản phẩm thêu, lụa tơ tằm; Sản phẩm đồng, đá và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Lễ trao giải Cuộc thi sẽ diễn ra vào tháng 10/2024, trong thời gian tổ chức Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024.

Thủ đô Hà Nội - cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Trong đó, có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã.

Tổng doanh thu năm của 322 làng nghề, làng nghề truyền thống và các làng có nghề đạt trên đạt trên 22.000 tỷ đồng. Các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Thu nhập bình quân của người lao động ở các làng nghề cao hơn nhiều so với lao động thuần nông, mức thu nhập bình quân phổ biến ở mức 4-5,5 triệu đồng/lao động/tháng. Các làng nghề khác nhau, mức thu nhập của các lao động cũng có sự khác nhau như: làng nghề mây tre đan thu nhập bình quân lao động đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng, điêu khắc mỹ nghệ bình quân lao động đạt 10 triệu đồng/tháng.

Trong những năm gần đây mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề thủ công mỹ nghệ với nhiều nỗ lực đã ngày càng phát triển nhưng đang gặp sự cạnh tranh trên thị trường. Nhất là thị trường thế giới ngày càng gay gắt.

Cùng với nhiều giải pháp như tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề, chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền.…thông qua Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần nâng cao ý thức cho những làng nghề truyền thống tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vừa gìn giữ được những bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế.

Ban tổ chức kỳ vọng việc tôn vinh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ tạo sân chơi và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy ý tưởng mới, cho ra những tác phẩm phát huy giá trị văn hóa lịch sử của làng nghề, sản phẩm có tính sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, có tính ứng dụng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Tạo môi trường để các tác giả tham gia giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 gian hàng có mặt tại Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18

Hơn 100 gian hàng có mặt tại Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18

Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 50 doanh nghiệp cùng hơn 100 gian hàng góp mặt.
Tôn vinh các nghệ nhân quốc gia, trao danh hiệu

Tôn vinh các nghệ nhân quốc gia, trao danh hiệu ''Bàn tay vàng'' 2024

Chiều 20/4, tại Cung trí thức thành phố Hà Nội, diễn ra chương trình với chủ đề ''Vinh quang trí tuệ Bàn tay vàng - Tự hào thương hiệu Việt Nam''.
Thái Bình: Hồi sinh làng nghề dệt đũi Nam Cao

Thái Bình: Hồi sinh làng nghề dệt đũi Nam Cao

Làng nghề dệt đũi Nam Cao sau giai đoạn “ngủ đông” nay đã chuyển mình và những tấm lụa không chỉ xuất ngoại mà còn kéo du khách về với đất lúa Thái Bình.
Vinh danh 90 sản phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023

Vinh danh 90 sản phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023

Chiều 1/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023 với 90 sản phẩm đã được vinh danh.
3 sự kiện chính sẽ diễn ra tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

3 sự kiện chính sẽ diễn ra tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023

Diễn ra từ ngày 9 - 12/11/2023, Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra với 3 sự kiện chính.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền: Thắp lửa hồi sinh đồ chơi Trung thu truyền thống

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền: Thắp lửa hồi sinh đồ chơi Trung thu truyền thống

Trong dòng đời sôi động, tràn lan những đồ chơi ngoại nhập, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền vẫn thầm lặng giữ lửa nghề, hồi sinh đồ chơi Trung thu truyền thống
Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Tối ngày 9/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội lần thứ 10 năm 2021 (Hanoi Gift Show 2021) và Hội chợ Hàng lưu niệm chất lượng cao Thủ đô năm 2021 (Hanoi Great Souvernirs 2021).
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Không còn là những tạo hình đơn giản, thô sơ, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) của làng nghề Việt Nam đang dần “lột xác” với dáng vẻ bắt mắt và trở thành những món đồ sáng tạo có giá trị cao, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Trong những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 cận kề, thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong (huyện Thường Tín, Hà Nội) lại rộn ràng hơn bởi tiếng đục đẽo, tiếng máy tiện, máy phun sơn để kịp cho ra sản phẩm trâu gỗ cõng chuột, trâu đàn, trâu gia đình… phục vụ người dân đón Tết. Người dân ở đây thường bảo, “chăm” trâu gỗ cũng lắm công phu.
Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Đến làng mỹ nghệ sừng trâu, bò Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày giáp Tết, tiếng máy mài, máy cắt sừng, máy khoan… kêu vang khắp làng, tiếng ô tô, xe máy ra vào làng lấy và trả hàng thường xuyên hứa hẹn một năm vô cùng sôi động.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt sinh năm 1976, là cháu nội cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh - nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng (Hà Nội). Ông cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Sinh trưởng trong một gia đình có nghề truyền thống kim hoàn, nghệ nhân Vũ Mạnh Hải là "người con ưu tú" thuộc đại gia đình Bảo Tín. Ông cũng thường xuyên được nhắc tới trong giới kim hoàn với tròn 25 năm hoạt động trong nghề cùng chuỗi cửa hàng Bảo Tín Mạnh Hải nổi tiếng đất Hà Thành.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Với niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ (ngụ phường 9, TP. Mỹ Tho) không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm chạm khắc gỗ có giá trị nghệ thuật cao.
Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Đến làng tranh sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội), vào thăm xưởng sản xuất của nghệ nhân Nguyễn Thị Hồi, khách hàng như lạc vào phòng triển lãm nghệ thuật độc đáo với hàng trăm sản phẩm đa dạng. Mỗi sản phẩm đều thấm đẫm hồn cốt truyền thống hàng trăm năm được người nghệ nhân một lòng gìn giữ.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Sinh năm 1954, nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích, có tới trên 50 năm làm nghề đúc đồng tại Bắc Ninh. Ông có tay nghề rất điêu luyện, sử dụng thành thạo mọi kỹ thuật truyền thống của nghề đúc đồng và được mọi người trong nghề nể trọng bởi nắm giữ các kỹ năng, bí quyết với những kỹ thuật, mỹ thuật cao.
Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Ở Việt Nam, tranh ghép gỗ là một tài sản vô giá đối với các nhà sưu tập và nghiên cứu. Xuất hiện từ xa xưa và trải qua nhiều thăng trầm thời gian, tranh ghép gỗ đã trở thành một ngôn ngữ nghệ thuật có giá trị mãi trường tồn. Trong suốt 40 năm gắn bó với nghề tranh ghép gỗ nghệ nhân ưu tú Lê Đức Ngọc ở Tiền Giang đã tạo ra nhiều tác phẩm tiêu biểu thể hiện được tình yêu đối với quê hương đất nước.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc

Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh (làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) được biết đến là người tài hoa trong lĩnh vực điêu khắc, tạc tượng, sơn son thếp vàng, bạc. Ông tham gia làm nghề liên tục từ năm 1981 đến nay, đã sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị cao về nghệ thuật, được ghi nhận với nhiều thành tích.
Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Từ xa xưa, tranh chạm khắc gỗ đã được đánh giá cao bởi kỹ thuật chế tác điêu luyện, bố cục chặt chẽ và nội dung chủ đề nổi bật. Với đôi bàn tay khéo léo nghệ nhân Lê Minh Sĩ đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm tranh gỗ độc đáo.
Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Nghệ nhân Phạm Đạt là cháu nội Cố nghệ nhân Phạm Văn Huỳnh, tức cụ Cửu Huỳnh nghệ nhân bậc thầy tại làng gốm Bát Tràng. Ngay từ nhỏ, nghệ nhân Phạm Đạt đã lớn lên cùng nghề làm gốm, chứng kiến sự thăng trầm và trực tiếp tham gia vào quá trình làm gốm tại gia đình. Đồng thời, cũng là người khởi xướng khôi phục dòng gốm men rạn từ xa xưa, cho ra đời hàng trăm dòng gốm cao cấp tinh xảo đậm đà bản sắc dân tộc và thổi hồn vào các sản phẩm tâm linh Việt.
Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn"  gốm Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Theo lời kể của bà Phùng Thị Thịnh - vợ cố nghệ nhân gốm Bát Tràng Vũ Đức Thắng, sinh thời, cố nghệ nhân luôn theo đuổi những thứ bình dị, gần gũi với con người Việt Nam. Đó cũng là “mạch nguồn” xuyên suốt cảm hứng sáng tạo của ông, để cho ra những sản phẩm gốm mang đậm “Hồn đất Việt”.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động