Thái Bình: Hồi sinh làng nghề dệt đũi Nam Cao

Làng nghề dệt đũi Nam Cao sau giai đoạn “ngủ đông” nay đã chuyển mình và những tấm lụa không chỉ xuất ngoại mà còn kéo du khách về với đất lúa Thái Bình.
Phu nhân hai Thủ tướng Việt Nam và Lào thăm tỉnh Thái Bình Làng nghề đúc đồng hơn trăm tuổi ở Khánh Hòa ‘đỏ lửa’ đón Tết Năm 2024: Thái Bình đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng 10,9%

Sống trong ngôi làng “hạnh phúc”

Gia đình chú Nguyễn Đình Hòa và cô Nguyễn Thị Mùi ở thôn Cao Bạt Đoài, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình cùng làm nghề kéo tơ, dệt lụa. Trong khi cô Mùi làm công đoạn kéo đũi thì chú Hòa làm công đoạn guồng sợi.

Cô Nguyễn Thị Mùi cho hay: Hai tay phải luôn ngâm trong nước suốt cả ngày và thường xuyên phải xoa phèn chua để làm mềm da tay. Kéo sợi cần có mắt tinh và khéo léo để sợi tơ mới có thể được kéo thành công.
Cô Nguyễn Thị Mùi cho hay: Hai tay phải luôn ngâm trong nước suốt cả ngày và thường xuyên phải xoa phèn chua để làm mềm da tay. Kéo sợi cần có mắt tinh và khéo léo để sợi tơ mới có thể được kéo thành công.

Khoe đôi bàn tay nứt nẻ, nhuốm màu của thời gian, của dấu tích của nghề, cô Mùi kể trong niềm vui hân hoan: “Từ tổ kén trắng thu về sẽ được ngâm trong nước, sau đó vắt sạch nước và giữ lại nước đó. Kén được đặt vào nồi và đun sôi trong vài phút cho đến khi đều thâm. Sau khi luộc, kén được vắt hết nước và thả vào nước đã được giữ lại, ngâm qua đêm để kén chín. Kén chín sẽ được vắt nước và được kéo thành sợi.

Công việc hàng ngày của cô nói đơn giản chỉ có vậy nhưng rất vất vả do sản phẩm làm thủ công, cả ngày cũng chỉ được khoảng 0,7 lạng. Trong mùa đông, khi nước lạnh, phải thỉnh thoảng thêm nước nóng để đảm bảo sợi tơ kéo mềm mại. Thu nhập tuy không cao, nhưng vui và hành phúc vì vẫn được làm nghề và giữ nghề”, cô Mùi cho biết.

Chú Nguyễn Đình Hòa đang trong công đoạn guồng sợi
Chú Nguyễn Đình Hòa đang trong công đoạn guồng sợi

Nhà đã 4 đời theo nghề, chú Nguyễn Đình Hòa cho biết, trước kia, gia đình có 4 - 5 khung guồng sợi, nhưng nay chỉ còn lại một khung. Phụ trách công đoạn tiếp theo của kéo sợi, chú Hòa cho hay, sợi tơ kéo ra yêu cầu phải khô, nỏ phải đều. Cũng theo chú Hòa, vợ chồng cô chú đã làm công đoạn này gần 60 năm. Sợi tơ, sợi đũi cũng là sợi se duyên của cô chú "yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu".

Là một trong những nghệ nhân làng nghề, đôi tay bà Nguyễn Thị Bốn, thôn Cao Bạt Đoài, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình nhuốm màu của thời gian và dấu tích của nghề ươm tơ dệt đũi.

Bà kể, “Tôi đẻ ra từ trong khung cửi, lớn lên thấy bố mẹ làm dệt lụa thì làm theo, chân không với khung cửi vẫn dậm. Ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay. Đến nay, tôi vẫn say nghề và mong muốn con cháu nối nghề”. Bởi với bà, được làm nghề không chỉ có thu nhập mà còn là sự hạnh phúc.

bà Nguyễn Thị Bốn, thôn Cao Bạt Đoài, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình vui bên công việc hàng ngày của mình
Bà Nguyễn Thị Bốn, thôn Cao Bạt Đoài, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình vui bên công việc hàng ngày của mình

Hạnh phúc là 2 chữ đã được bà Bốn, bà Mùi mà rất nhiều các nghệ nhân sinh ra, lớn lên và gắn bó với làng nghề dệt đũi Nam Cao nhắc đến, bởi với họ, không chỉ là việc làm, thu nhập, mà là sự khôi phục của một làng nghề đã từng bị mai một và tưởng chừng mất hẳn. Và ở cái tuổi “xưa nay hiếm” họ thấy yêu nghề, yêu mình, mong muốn cống hiến để giữ nghề cho mai sau, và thấy làng quê mình trở thành vùng quê đáng sống.

Theo những người nghệ nhân trong làng, làng dệt đũi Nam Cao hình thành từ 400 năm trước, nổi tiếng cả nước về nghề ươm tơ, dệt lụa. Và chỉ cách đây 20 năm trước, làng nghề đũi Nam Cao vẫn rất thịnh, hàng được xuất khẩu đến Lào, Thái Lan, có ngày xuất 1 container. Người dân ở đây ai cũng giàu có.

Nhưng rồi nghề dệt đũi Nam Cao bắt đầu đi xuống khi trận sóng thần ở Phuket, Thái Lan năm 2012 cuốn trôi đi hết nhà cửa, hàng hóa, tài sản của doanh nghiệp lụa tại đây. Nhà mối bên đấy “bùng cai”, tức thương lái ở Việt Nam và “cai” cũng bùng luôn của người dân. Người dân bị bùng tiền cộng thêm không có đối tác đặt nên chuyển sang làm việc khác, nghề dệt suy yếu dần.

Thời thế đổi thay, làng nghề truyền thống quê hương rơi vào tình cảnh suy thoái trong cơn bão kinh tế thị trường. Hàng làm ra không bán được, khó cạnh tranh với mặt hàng may công nghiệp khiến những nghệ nhân cả đời gắn bó với lụa cũng phải ngậm ngùi bỏ nghề.

Những người trẻ đi học, đi làm ăn xa nhờ những đồng vốn mà cha mẹ kiếm được từ nghề dệt lụa, họ cũng thành công ở các đô thị và không trở về quê làm nghề nữa. Từ làng nghề hơn 400 năm tuổi, dệt đũi Nam Cao dần mai một chỉ còn 3 hộ. Làng nghề truyền thống đang dần rơi vào quên lãng.

Và câu chuyện vực dậy một làng nghề

Đứng trước nguy cơ bị xóa xổ, làng đũi Nam Cao bỗng “vui” trở lại khi Hợp tác xã dệt đũi Nam Cao được thành lập. Và câu chuyện phục dựng lại một làng nghề lại bắt đầu từ chị Lương Thanh Hạnh - Giám đốc Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao, chủ thương hiệu Hanhsilk.

Chị kể: “chưa từng nghĩ tới một ngày mình sẽ gắn bó với trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi, quay tơ. Tuy nhiên, nghề đến với tôi như một cái duyên”.

Chị Hạnh cho biết giữa thời điểm công nghiệp hóa, máy móc dần thay thế con người, các sản phẩm lụa trên thị trường khó giữ được cái “chất” ban sơ. Do đó, tôi trân trọng các sản phẩm làm thủ công và mong muốn giữ nguyên cái hồn của đũi, lụa.

Những vật dụng quen thuộc của nghệ nhân kéo đũi
Những vật dụng quen thuộc của nghệ nhân kéo đũi

“Chiếc khung cửi làm bằng gỗ lim, có tuổi đời hàng trăm năm, gần như là thợ dệt đầu tiên của làng đũi Nam Cao bị bỏ xó trong chuồng bò, bao phủ bởi mạng nhện và gạch ngói. Nếu chúng tôi chỉ đến muộn 5 ngày thì chiếc khung cửi này sẽ bị mang ra để nấu bánh chưng”, chị Hạnh kể mang với cảm xúc hạnh phúc và may mắn bởi những chiếc khung cửi trăm năm tuổi sẽ cho ra đời những mảnh lụa, đũi với chi tiết tinh xảo. Cùng với chiếc khung cửi cổ này, Hợp tác xã vẫn thu gom mua được mấy chục khung xe sợi.

Với chiến lược “chất” và “thật”, Hợp tác xã đã hình thành được chuỗi giá trị từ vùng nguyên liệu - sản xuất – tiêu thụ - xuất khẩu với 16 công đoạn.

Nếu đũi Nam Cao trước đây chủ yếu chỉ có màu trắng ngà hoặc nhuộm màu nâu đất, chưa đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã thì nay 100% sản phẩm lụa, đũi đều được dệt thủ công, nhuộm bằng những màu thiên nhiên đạt chuẩn hữu cơ như màu đỏ của gấc, màu tím của nếp cẩm, màu xanh của lá cây, màu vàng nguyên bản từ kén tằm, màu nâu từ lá bàng…

Nhờ sự tỉ mỉ trong từng công đoạn và xanh từ khâu sản xuất cho đến tay khách hàng, xem khách hàng là đại sứ thương hiệu, lụa Hanhsilk đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tới nhiều thị trường khắt khe thế giới như châu Âu, đồng thời được người dùng trong nước đón nhận.

Không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như khăn mặt, khăn quàng cổ, áo dài, vest, chăn gas… mà Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao đang đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề.

Chị Lương Thị Hạnh đang giới thiệu với du khách về HTX và sản phẩm làng nghề
Chị Lương Thị Hạnh đang giới thiệu với du khách về Hợp tác và sản phẩm làng nghề

Hợp tác xã là đơn vị sản xuất lụa tơ tằm duy nhất tại Việt Nam được lên kênh Business Insider – kênh Youtube với hàng triệu người đăng ký. Business Insider đã ví cuộc sống của những nghệ nhân tại làng nghề lụa Nam Cao như “nuôi tằm ăn cơm đứng” luôn vươn lên dù có muôn vàn khó khăn, chắc trở.

Chị Hạnh kể: “Khi các bạn kênh Business Insider đến thăm, tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là họ muốn tìm hiểu làng nghề nhưng không ngờ khi chương trình được phát sóng thì sức lan tỏa mạnh mẽ. Nhiều bạn bè gửi tin nhắn hỏi thăm, vì thấy tôi trên kênh youtube của Mỹ.

Hợp tác xã nhận được nhiều tin nhắn tìm hiểu về tour du lịch, địa chỉ, các sản phẩm. Trong đó, nhiều khách hàng là các trường học, công ty hàng đầu thế giới. Và một trong những vị khách hàng mà bà chủ Hanhsilk nhớ tới là đoàn hơn 40 lãnh đạo cấp cao tập đoàn siêu xe Porsche – Volkswagen khi tới Việt Nam.

Bà Màu – Nghệ nhân đánh sợi dọc. Bà năm nay đã hơn 80 tuổi và đã gần 70 năm tuổi nghề.
Bà Màu – Nghệ nhân đánh sợi dọc. Bà năm nay đã hơn 80 tuổi và đã gần 70 năm tuổi nghề.

Tiếp nối những thành công này, năm 2024, Hợp tác xã Đũi Nam Cao kỳ vọng đón 50 nghìn lượt khách đến Thái Bình. Lịch trình năm nay sẽ đón 70 đòn khách trên thế giới, họ đã đặt từ 6 tháng trước…. Du khách, khách hàng tìm tới Hợp tác xã dệt đũi Nam Cao vì chúng tôi có những câu chuyện, có nghệ nhân đặc biệt.

“Tấm khăn được dệt bằng lụa tơ tằm, sau khi hỏng sẽ được cắt ra, bón cho đất, mấy tháng sẽ ăn vào đất và tốt cho đất, hành trình tuần hoàn quay trở lại, bảo vệ môi trường. Trong khi với vải thông thường, phải mất 200 năm mới có thể phân hủy được. Những gì tự nhiên nhất thì quay trở lại tự nhiên”, chị Hạnh chia sẻ và cho biết để làng nghề phát triển, chúng tôi chỉ là 1 phần bé nhỏ, các nghệ nhân mới là người thổi hồn, làm sống lại các làng nghề.

Thế hệ trẻ sẽ là những người viết tiếp câu chuyện của làng nghề dệt đũi Nam Cao
Thế hệ trẻ sẽ là những người viết tiếp câu chuyện của làng nghề dệt đũi Nam Cao

"Tỉnh Thái Bình chỉ nhắc đến lúa, không nhắc đến lụa. Nhưng chúng tôi đã phát triển Hợp tác xã Dệt đũi Nam Cao và khẳng định Thái Bình không chỉ có lúa mà còn có lụa. Bởi kéo đũi vẫn là truyền thống, là cái nôi của tỉnh Thái Bình", chị Hạnh cho biết.

Từ khi bắt đầu chỉ có 3 hộ tham gia, hiện quy mô Hợp tác xã đã lên gần 300 thành viên và dự định sẽ phát triển 1.000 thành viên. Để phát triển nghề, hiện Hợp tác xã thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề, đặc biệt có cuộc thi tay nghề cho các bạn nhỏ, là những thế hệ kế cận nối nghề quay tơ dệt lụa tại Nam Cao. Đây cũng là cách để Hợp tác xã lan tỏa tình yêu với nghề. Hi vọng, trong tương lai không xa, chính con em làng nghề sẽ là người thay “cô gái lụa” để có thể phát triển làng nghề trên "quê hương 5 tấn".

Năm 2023, nghề dệt đũi xã Nam Cao được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là cơ hội để quảng bá rộng rãi đến du khách quốc tế những nét đẹp văn hóa về làng nghề truyền thống.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.

Tin cùng chuyên mục

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã công bố các địa điểm tổ chức bắn pháo hoa đón chào năm mới 2025 phục vụ người dân và du khách.
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các cán bộ không ngừng học hỏi và chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức cũng như quyết định của cấp có thẩm quyền.
Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Năm 2024, Sở Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tiêu dùng nội địa của Sơn La tiếp tục tăng cao, qua đó đã tạo sức bật trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.
Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Mới đây, Công an Tuyên Quang tổ chức Lễ ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Công ty Thủy điện Sông Bung thăm và tặng quà nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa và công bố Nghị quyết về sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động