Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh: Ghi dấu ấn trong nghề điêu khắc
Nghệ nhân nghề Thủ công mỹ nghệ 18/12/2020 18:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị cao về nghệ thuật |
Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh sinh năm 1965, là con út trong một gia đình đông con, tuổi ấu thơ, nghệ nhân thường theo bố đi chăn trâu ngoài đồng, được bố véo đất bên bờ ruộng nặn cho những con giống, ông tượng để chơi; bố vừa dạy nặn, vừa giải thích từng tích tứ linh, tứ quý, tỷ lệ, tích của các pho tượng…
Đến năm 1971, bố nghệ nhân qua đời, mẹ làm hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hưởng công điểm và còn nhận chăn thêm trâu cho HTX mà gia đình vẫn không đủ ăn. Cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của mẹ nên mới học hết lớp 7, ông Thạnh xin đi làm thợ, vừa làm, vừa học các nghệ nhân trong làng để phụ đỡ mẹ kinh tế phần nào... Từ việc bỏ học đi làm nghề để mưu sinh, dần dần, Nguyễn Viết Thạnh yêu rồi say nghề từ lúc nào không hay.
![]() |
Ông Thạnh nhận thấy, say nghề và yêu nghề thôi chưa đủ, muốn bảo tồn và phát huy nghề cổ truyền thống, cần phải học bổ sung kiến thức. Nghệ nhân tiếp tục đi học bổ túc và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về mỹ thuật để kết hợp kỹ nghệ điêu khắc - sơn son thếp vàng cổ truyền với công nghệ hiện đại làm cho sản phẩm thêm phong phú và đa dạng theo kịp thị hiếu của thời đại mà không mất đi giá trị truyền thống.
![]() |
Với uy tín đạo đức nghề nghiệp cùng đôi bàn tay tài hoa, nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh được mời tham gia thi công nhiều công trình kiến trúc văn hóa, nghệ thuật lớn của nhà nước như: Tác phẩm Tượng vua Quang Trung, Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm thờ tại Đền thờ Quang Trung (phường Nam Đồng, Đống Đa); tượng 8 vị hoàng đế nhà Trần và đồ thờ tại Đền An Sinh (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); điêu khắc ở Đền thờ Tổ nghề đúc đồng, đình, chùa làng nghề Đại Bái (tỉnh Bắc Ninh); tác phẩm điêu khắc tượng, ngựa, kiệu ở đình, chùa làng nghề điêu khắc Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội); điêu khắc tượng, đồ thờ ở Đền thờ Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội); điêu khắc đồ thờ ở Điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội - di tích đặc biệt quốc gia hay các tác phẩm điêu khắc ở đình, chùa làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng - đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế...
![]() |
Nhiều tác phẩm tinh xảo của nghệ nhân tham gia dự thi đã đạt giải cao như: Tượng Kim cương đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ làng nghề Hà Tây chất lượng cao năm 2002; Hoành phi câu đối đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ làng nghề Hà Tây chất lượng cao năm 2003; tượng Quan Âm đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2004; tượng Phật Bà Quan Âm đạt giải Tinh hoa Việt Nam do Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng tại Ngày Hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2005; tác phẩm Đại tự lá sen nghệ thuật, câu đối tàu lá chuối đạt giải Sản phẩm tinh hoa làng nghề Việt Nam năm 2007…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ Hanoi Gift Show 2021

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng vươn ra thế giới

Độc đáo nghề "chăm" trâu gỗ Thượng Cung

Về làng Thụy Ứng xem nghệ nhân chế tác lược sừng trâu

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Khôi phục dòng gốm men rạn tinh xảo
Tin cùng chuyên mục

Nghệ nhân Vũ Mạnh Hải: Tâm huyết với nghề kim hoàn

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Tuyết Huệ - Vẹn nguyên niềm đam mê điêu khắc gỗ

Người giữ lửa nghề sơn mài Hạ Thái

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích: Thành thạo kỹ thuật truyền thống

Nghệ nhân Lê Đức Ngọc: Người thổi hồn tranh ghép gỗ

Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Sĩ: Người thổi hồn cho tranh gỗ

Nghệ nhân Phạm Văn Đạt: Thổi hồn vào gốm tâm linh Việt

Cố nghệ nhân Vũ Đức Thắng: Lan tỏa "hồn" gốm Việt

Nhưng người nối dòng nghệ thuật

Thổi hồn vào gỗ

Nghệ nhân Chu Mạnh Chấn: Người “truyền lửa” cho các thê hệ nghệ nhân

Nghệ nhân Lý Ngọc Minh: Linh hồn của gốm sứ Minh Long I

Nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự: Người "vẽ tranh bằng chỉ"

Nghệ nhân Trần Duy Mong: Bàn tay vàng nghề kim hoàn xứ Huế

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối giao thương: Đòn bẩy cho doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ

Nghệ nhân Nguyễn Đức Biết: Điêu luyện "bàn tay vàng"

Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với phong trào Tự hào hàng Việt

“Lực đẩy” đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Tôn vinh giá trị tinh hoa nghề thủ công truyền thống
