Thứ ba 26/11/2024 15:52

Vải thiều Việt Nam tại Nhật Bản tiêu thụ hết chỉ trong 3 tiếng

Trái vải thiều Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều tin vui ở thị trường xuất khẩu khi tại Nhật Bản, nhiều nơi hết hàng chỉ sau 3 tiếng. Để có được kết quả này, công tác bảo quản xử lý vải thiều được đặc biệt quan tâm.

Công nghệ mới bảo quản vải thiều

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện Việt Nam có 4 cơ sở và 5 buồng xử lý vải thiều với công suất xử lý 2,5 tấn vải thiều trong 3 tiếng. Năm ngoái, lượng vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản cả vụ là 50 tấn. Năm nay, đến thời điểm này, lượng vải thiều đã được xử lý là 250 tấn. Nhìn chung, vải xuất khẩu đến Nhật Bản nhận được phản hồi rất tích cực từ người tiêu dùng và tiêu thụ tốt, nhiều nơi hết hàng chỉ sau 3 tiếng. Đây là tín hiệu rất tốt cho trái vải thiều Việt Nam ở Nhật Bản”.

Quả vải được xử lý kỹ càng trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản

Do thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm nên từ khi được mở cửa thị trường vào năm 2020, công tác xử lý, bảo quản vải thiều xuất khẩu được thực hiện rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo quả vải đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu đến thị trường này, Nhật Bản yêu cầu xử lý quả vải bằng phương pháp khử trùng Methyl Bromide để diệt đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Nhật Bản quan tâm. Năm nay do điều kiện dịch Covid-19 nên phía Việt Nam thực hiện giám sát xử lý theo quy trình tạm thời mà hai bên đã thống nhất. Đây cũng là kết quả của sự tin tưởng sau 1 quá trình làm việc trên 10 năm với phía Nhật Bản khi 2 bên thực hiện chương trình giám sát xoài và thanh long xuất khẩu, cùng với đó là thực tế giám sát tại chỗ của chuyên gia trong niên vụ 2020 đã cho thấy tính ổn định cao của hệ thống xử lý.

Ông Nguyễn Quang Hiếu cho biết, điểm mới trong xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản năm 2021 là những cải tiến về mặt kỹ thuật để hoàn thiện quy trình xử lý. Để khắc phục khuyết điểm của xử lý Methyl Bromide là phá hủy mạnh màng tế bào, ngay từ khi chưa kết thúc niên vụ 2020, Cục bảo vệ thực vật và Viện cơ điện nông nghiệp và công nghê sau thu hoạch đã bắt tay vào việc nghiên cứu cải tiến quy trình sơ chế sau xử lý. Bên cạnh đó là tiến hành thử nghiệm xử lý bằng rổ nhựa thay thế cho sử dụng hộp carton. Dù chỉ là một thay đổi nhỏ như thế nhưng cũng mang lại tác dụng rất lớn, giúp giảm bớt thời gian sơ chế sau xử lý do có thể nhúng luôn rổ vào nước rửa; giảm bớt chi phí do có thể sử dụng lại nhiều lần, đồng thời giúp phân bố thuốc đều hơn khi xử lý và thông thoáng hơn sau xử lý, giúp giảm thời gian chờ đợi.

Cục Bảo vệ thực vật cũng triển khai bố trí nhân lực và thiết bị phục vụ việc giám sát và kiểm dịch thực vật, cấp giấy chứng nhận ngay tại cơ sở của doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu vải thiều của doanh nghiệp.

Người tiêu dùng đón nhận

Mới đây, “Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản” đã được Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Aeon Nhật Bản tổ chức từ ngày 25/6 đến 27/6/2021 tại Trung tâm thương mại Aeon Lake Town, tỉnh Saitama (địa điểm chính) và tại 350 cửa hàng trong chuỗi bán lẻ toàn quốc của Tập đoàn Aeon tại Nhật Bản. Song song với việc triển khai trực tiếp tại các cửa hàng, chương trình còn được triển khai trên hệ thống bán hàng online của Tập đoàn Aeon tại Nhật Bản.

Quả vải tươi là điểm nhấn của Tuần hàng. Kể từ năm 2019, sau khi được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, quả vải tươi của Việt Nam với hương thơm dịu và vị ngọt đậm đặc trưng được người dân Nhật Bản yêu thích đã được bày bán rộng rãi trên toàn hệ thống siêu thị của Aeon cùng các loại hoa quả nhiệt đới khác của Việt Nam như chuối, thanh long, xoài, dừa. Để phục vụ tuần hàng, Aeon đã nhập khẩu khoảng 30 tấn vải từ Bắc Giang và Hải Dương để quảng bá, giới thiệu.

Theo thông tin tổng hợp từ các đầu mối xuất nhập khẩu của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản trong mùa vụ năm nay. Con số này sẽ là một sự gia tăng sản lượng lớn so với năm ngoái, giúp quả vải Việt Nam khẳng định mạnh mẽ chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.

Năm nay, quả vải Việt Nam tiếp tục được người tiêu dùng Nhật Bản và người Việt Nam sống tại Nhật hào hứng đón nhận vì từ nay được ăn trái vải tươi của Việt Nam, một loại hoa quả quý, có giá trị mà Nhật Bản chỉ có thể trồng được ở tỉnh Miyzaki với số lượng hàng năm không nhiều.

Nhiều người tiêu dùng Nhật Bản nói rằng từ trước đến giờ chưa từng được ăn quả vải tươi ngon và có hương thơm dịu nhẹ như thế này. Họ còn đưa ra những cảm nhận về vị giác, về cách ăn, về giá bán, về cách nên đưa trái vải vào hệ thống siêu thị nào để nâng cao được giá trị của quả vải.

Bên cạnh đó, cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng có sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sản vật của quê hương. Ngoài các chuỗi siêu thị của Nhật Bản thì năm nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp/cửa hàng do người Việt làm chủ đứng ra nhập khẩu vải thiều, bán trực tiếp/online phục vụ cộng đồng người Việt trên mọi miền của Nhật Bản.

Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu quả vải tươi sang Nhật Bản. Theo số liệu của Hải quan Nhật Bản, ngay trong năm đầu tiên thâm nhập thị trường, vải thiều Việt Nam chiếm thị phần khoảng 10% tại thị trường Nhật, xếp vị trí thứ 3, sau vải Trung Quốc và Đài Loan. Do năm ngoái là năm đầu tiên nên các công ty Nhật Bản nhập khẩu quả vải Việt Nam còn dè dặt nhằm thăm dò phản ứng thị trường. Tuy nhiên do quả vải Việt Nam đã gây được hiệu ứng tốt, các công ty Nhật có kế hoạch tăng lượng nhập khẩu vải thiều Việt Nam lên gấp nhiều lần trong năm nay, vì vậy vải thiều Việt Nam được kỳ vọng sẽ gia tăng mạnh thị phần tại Nhật Bản.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: vải thiều

Tin cùng chuyên mục

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch