Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Các doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, nhìn nhận châu Âu là thị trường tiềm năng và cần phải có chính sách tiếp cận riêng.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Chiều 18/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo với chuyên đề ''Tiềm năng xuất khẩu sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu''. Tại đây, các chuyên gia đã cùng nhau chia sẻ về những giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA.

Theo thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12% đến 15%. Riêng tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt hơn 20,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 16,8%; nhập khẩu tăng khoảng 10%. EU nằm trong top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết EVFTA đã thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu, tăng vọt từ 35 tỷ Euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ Euro vào năm 2023. Sự tăng trưởng được thể hiện rõ trong các lĩnh vực, như: Điện tử, dệt may, giày dép, nông nghiệp và hải sản theo lộ trình cắt giảm thuế quan khi FTA này có hiệu lực.

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA
Ông Đinh Sỹ Minh Lăng – Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ - Bộ Công Thương phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Cúc

Tại hội thảo, ông Đinh Sỹ Minh Lăng –Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ - Bộ Công Thương, Giảng viên đào tạo của ITC về tiếp cận thị trường và công cụ thuế quan đã chỉ ra tính cách đặc điểm tiêu dung của từng nước.

Chẳng hạn, theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, người Đức không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ; thích ăn thuỷ hải sản hơn thịt, chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ họ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch.

Người Hà Lan lại rất ưa thích những sản phẩm mới lạ. Các sản phẩm tươi sống nhưng đóng gói nhỏ có khả năng bảo quản lâu cũng đang là những sản phẩm được ưa chuộng thời gian gần đây. Mặc dù họ rất quan tâm đến giá cả và khuyến mại nhưng họ sẵn sàng trả giá cao để mua sản phẩm nhưng sản phẩm đó phải là sản phẩm tốt hơn nhữngsản phẩm cùng loại khác

Còn người Italia chú trọng vào chất lượng trước, sau đó là đa dạng, phong phú chủng loại sản phẩm. Người Phần Lan đề cao yếu tố tiện lợi, sẵn sàng ăn và nấu nướng để tiết kiệm thời gian.

Cũng theo ông Lăng, ưu tiên của các nhà bán lẻ châu Âu, đó là nguồn hàng mang giá trị bền vững: "Các sản phẩm thân thiện với môi trường, thương mại công bằng và có đạo đức cũng như việc làm bền vững trong các công ty cung cấp đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêu dung, do đó nguồn cung ứng bền vững cũng nhận được thu hút sự hỗ trợ mạnh mẽ không kém từ chính các nhà bán lẻ. Khảo sát ý kiến của ITC về nguồn hàng, sản phẩm bền vững: 85% nhà bán lẻ cho biết doanh số bán các sản phẩm bền vững đã tăng trong 5 năm qua 92% nhà bán lẻ kỳ vọng doanh số bán các sản phẩm bền vững sẽ tăng trong 5 năm tới".

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng - Chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế - Văn Phòng Chính Phủ; nguyên Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế cho biết: "Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về các quy định pháp luật trong nước và quốc tế chưa cao, nhận thức và kỹ năng soạn thảo hợp đồng còn hạn chế. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc đàm phán, ký kết và thực hiện hiệu quả hợp đồng".

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA
Ông Nguyễn Thành Hưng cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiểu biết về các quy định pháp luật trong nước và quốc tế chưa cao. Ảnh: Phương Cúc

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế, ông Hưng nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, tìm hiểu kỹ thông tin của đối tác; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến pháp chế và hoạt động xuất nhập khẩu; thiết lập quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; các điều khoản trong hợp đồng cần được quy định cụ thể, rõ ràng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên sử dụng các hợp đồng mẫu của các tổ chức, cơ quan uy tín trên thế giới. Sử dụng đồng bộ các giải pháp trên có thể giúp các doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhận diện rủi ro và một số vấn đề pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa và thanh toán quốc tế. Chính phủ Việt Nam đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại quốc tế, nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trước bối cảnh đó, việc trang bị một số kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp để nhận biết các rủi ro pháp lýkhi xuất khẩu hàng hoá và thanh toán quốc tế là điều vô cùng cần thiết.

Để hạn chế phần nào rủi ro khi giao dịch thông qua môi giới, chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, đánh giá, kiểm tra,xác minh thông tin nhận được từ Bên môi giới thông qua các nguồn thông tin chính thống (như thông qua Hiệp hội ngành nghề, cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự củaViệt Nam tại nước sở tại của bên mua). Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong quá trình trao đổi, đàm phán để không mất đi vai trò trọng yếu của mình và bên còn lại trong giao dịch mua bán hàng hoá, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào bên môi giới. Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định tại Luật Thương mại như dẫn chiếu nêu trên thì các Bên có thể thỏa thuận bên môi giới là cũng được ủy quyền để thực hiện hợp đồng giữa các bên, từ đó ràng buộc trách nhiệm của bên môi giới trong việc thực hiện hợp đồng được giao kết giữa các bên.

Thứ hai, trong bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, để ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên, hợp đồng mua bán phải được thiết kế với những điều khoản chặt chẽ tương ứng, trong đó, bên bán có thể sử dụng một số biện pháp sau như têu cầu bên mua đặt cọc một phần giá trị hàng hoá và tuỳ theo đối tác mà giá trị khoản đặt cọc sẽ được ấn định cụ thể; hoặc bên bán có thể đàm phán với bên mua để yêu cầu một ngân hàng hoặc một bên thứ ba có năng lực tài chính phù hợp phát hành thư/cam kết bảo lãnh thanh toán.

Thứ ba, giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế thường được bổ trợ bởi các nghiệp vụ hậu cần, ví dụ như nghiệp vụ vận tải đường biển, hàng không.... Để tiết kiệm chi phí vận tải, các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức vận tải đường biển thông qua các hãng tàu có chức năng vận chuyển. Đặc trưng của ngành vận tải đường biển là nhiều rủi ro nên pháp luật và tập quán quốc tế sẽ có những quy định đặc thù để giới hạn trách nhiệm cho bên vận chuyển. Việc giới hạn này sẽ tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro của các Bên trong giao dịch mua bán hàng hóa, bởi lẽ nếu rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển mà bên vận chuyển không chịu trách nhiệm thì thiệt hại sẽ hoàn toàn thuộc về bên bán, bên mua trong giao dịch. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa cũng cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là các quy định về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển để lường trước được những rủi ro phát sinh, cũng như chuẩn bị sẵn phương án xử lý.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp tổ chức Hội nghị Thương mại Halal 2025, thúc đẩy kết nối giao thương, đầu tư ngành Halal giữa Việt Nam và Singapore.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Cây chia bén rễ trên đất Than Uyên, mở hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Bắc, gắn chuỗi giá trị và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tháo gỡ điểm nghẽn đầu ra, giúp sản phẩm đặc sản vùng cao từng bước tiếp cận thị trường lớn.
Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Tối 29/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5 với hơn 200 đơn vị tham gia.
Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Giữa bạt ngàn đồi Mường, cam Cao Phong không chỉ là sản vật trứ danh mà còn là tâm huyết địa phương trong hành trình định danh và khơi mở thị trường.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Xúc tiến thương mại đang trở thành “chìa khóa mở cửa thị trường” cho sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình, mở rộng tiêu thụ và vươn ra quốc tế.
Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Phát huy lợi thế từng vùng, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình để tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, tạo nền tảng liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

“Hội chợ Thương mại Khu vực Bắc Trung Bộ tỉnh Quảng Bình năm 2025” nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thành tựu phát triển của các tỉnh trong khu vực.
Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình tổ chức hoạt động kết nối cung cầu nhằm góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hợp tác, phát triển sản phẩm.
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Chiều 24/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025 (VCAE IF 2025).
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Để vượt qua ranh giới của một món hàng “có tem, có nhãn”, thương hiệu OCOP cần nhiều hơn là tiêu chuẩn chất lượng thật và niềm tin thật từ người tiêu dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động