Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên cho biết, thời gian qua, có tình trạng hướng dẫn việc áp dụng pháp luật của một số bộ, ngành, đơn vị chưa đúng với tinh thần chỉ đạo đối với một số nội dung cụ thể, gây thêm khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên

Lấy ví dụ, đại biểu cho hay, trong quá trình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, thực tiễn triển khai các mô hình chăn nuôi bị vướng mắc bởi các quy định của pháp luật về chăn nuôi.

Khoản 2, khoản 3, Điều 22 của Luật Chăn nuôi quy định đơn vị tổ chức cá nhân mua bán con giống phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh không có đơn vị cung ứng con giống có đủ điều kiện đáp ứng theo quy định.

Theo đại biểu đoàn Điện Biên, hiện nay, trên cả nước số đơn vị đáp ứng yêu cầu cũng không nhiều, và các đơn vị đủ điều kiện cũng chỉ cung ứng được đối với con giống có vòng đời ngắn như: Gia cầm, lợn, dê… hoặc bò lai, đối với con giống bản địa thì chưa có đơn vị nào đủ điều kiện.

Việc sử dụng con giống do các đơn vị cung ứng từ các địa phương khác theo tiêu chuẩn, thực tế không phù hợp với cách thức chăn nuôi, quảng canh của người dân, không phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, thức ăn chăn nuôi do vậy làm hạn chế sự phát triển của con giống.

Khi các địa phương kiến nghị nội dung này và một số nội dung vướng mắc khác liên quan đến cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đã rất cầu thị, ban hành Nghị định 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định 27/2022/NĐ-CP, trong đó sửa đổi bổ sung khoản 4, Điều 20, quy định: “Ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án. Đơn giá thu mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tính theo giá thị trường trên địa bàn tại cùng thời điểm, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận tại giấy biên nhận mua bán với người dân”.

Tuy nhiên, khi triển khai nội dung này, địa phương có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, chấp thuận cho tỉnh thực hiện việc sử dụng con giống tại địa phương để triển khai các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng: Đơn vị chủ trì dự án thực hiện thu mua giống vật nuôi từ người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án đảm bảo quy định về nguồn gốc, sức khỏe, dịch bệnh và các tiêu chí theo định mức kinh tế kỹ thuật của tỉnh đã ban hành. Chính quyền địa phương nơi triển khai dự án sẽ thành lập Tổ thẩm định đánh giá về chất lượng giống vật nuôi của đơn vị chủ trì dự án trước khi cấp đến các hộ dân được thụ hưởng.

Sau đó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn là: Thống nhất về nguyên tắc với quý Sở về quan điểm sử dụng các giống vật nuôi tại địa phương để vật nuôi thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với hình thức chăn nuôi của địa phương, có khả năng chịu đựng kham khổ, giảm giá thành do giảm được chi phí vận chuyển, tạo sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, việc cung ứng, sử dụng nguồn giống tại địa phương phải đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi quy định tại: Luật Chăn nuôi, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/7/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.

Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần xem xét cân nhắc lựa chọn phương án cung ứng giống phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

"Như vậy, mặc dù Nghị định 38 của Chính phủ có quy định ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án nhưng công văn của Cục trả lời như vậy thì cũng không triển khai thực hiện được" - đại biểu Tạ Thị Yên nói.

Cần sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông ghi nhận, công tác giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn đạt được nhiều thành công, theo đánh giá là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, đại biểu nêu thực tế, vấn đề giảm nghèo thời gian qua còn thiếu tính bền vững và khả năng tái nghèo cao, còn tình trạng nghèo đói - thoát nghèo - tái nghèo.

Từ chuyện mô hình chăn nuôi, ĐBQH nêu vướng mắc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia
Cần tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ở các địa phương

Bên cạnh đó, khi tác động của đại dịch Covid-19 chưa giải quyết xong thì thiên tai bão lũ lại đến ngày càng thường xuyên, một bộ phận không nhỏ người dân sẽ bị tái nghèo. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, có giải pháp toàn diện về mặt lâu dài.

Đại biểu cũng nêu thực trạng về đầu tư công, theo báo cáo của Chính phủ thì giải ngân vốn đầu tư công cải thiện đáng kể. Ước giải ngân đến hết tháng 9/2023 đat 51,38% kế hoạch. Tuy nhiên, đây vẫn là còn thấp. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt nhưng vẫn còn cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình của cả nước.

Đại biểu nhấn mạnh, đầu tư công có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lưc, trong đó đầu tư công được xem là một nguồn lực quan trọng và cần thiết, nhất là trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại biểu, hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công của nước ta thời gian qua mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn một số bất cập như hệ số ICOR của khu vực nhà nước còn cao, việc chậm giải ngân vốn, còn tình trạng lẫng phí nguốn vốn nhà nước...

Bên cạnh những nguyên nhân mà báo cáo của Chính phủ đã nêu thì một nguyên nhân khác là việc giao vốn một số chương trình mục tiêu còn chậm nên các địa phương, Bộ ngành không kịp triển khai. Do vậy, cần khắc phục triệt để vấn đề này một cách căn cơ trong thời gian tới.

Cũng nêu dẫn chứng về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, đại biểu nhấn mạnh, vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022, đến tháng 5/2022 mới bắt đầu giao thì không thể thực hiện được. Chẳng hạn như Đắk Nông chúng tôi triển khai rất khó khăn.

Mặc dù, về tình hình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, hiện nay các địa phương đang chủ động, tích cực triển khai thực hiện tốt các nội dung liện quan đến các chương trình mục tiêu quốc gia, một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền thì các địa phương ban hành văn bản thực hiện.

Song đến nay, một số bộ, ngành Trung ương có thẩm quyền chưa ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; do đó, các địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng các văn bản theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, giải ngân vốn của các địa phương.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, đại biểu đề nghị các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để địa phương căn cứ triển khai thực hiện bảo đảm đúng thời gian, tiến độ và đúng quy định của pháp luật và góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 Ngọc Quỳnh giao lưu với Báo Công Thương

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 Ngọc Quỳnh giao lưu với Báo Công Thương

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 Phạm Thị Ngọc Quỳnh đã chia sẻ với Báo Công Thương về vai trò của truyền thông trong quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 7/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Gala Tỏa sáng nghị lực Việt 2024: Khơi dòng viết tiếp ước mơ

Gala Tỏa sáng nghị lực Việt 2024: Khơi dòng viết tiếp ước mơ

Chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt tôn vinh những tấm gương thanh niên khuyết tật, có ý chí vươn lên, đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển cộng đồng xã hội.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải rõ quy trình, rõ trách nhiệm

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông phải rõ quy trình, rõ trách nhiệm

Thủ tướng yêu cầu tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông bảo đảm phân cấp triệt để theo thẩm quyền, rõ quy trình, rõ trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh: Khách hàng yêu cầu Hệ thống phòng gym Fit24 trả lời rõ ràng khi đóng cửa đột ngột

TP. Hồ Chí Minh: Khách hàng yêu cầu Hệ thống phòng gym Fit24 trả lời rõ ràng khi đóng cửa đột ngột

Chuỗi phòng gym Fit24 (TP. Hồ Chí Minh) thông báo tạm dừng hoạt động từ ngày 5/10 khiến nhiều hội viên lo lắng, đặc biệt là những người đã mua gói tập dài hạn.

Tin cùng chuyên mục

Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I

Anh Phạm Văn Thành làm Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam khóa I

Anh Phạm Văn Thành (sinh năm 1983) được bầu làm Chủ tịch Hội Thanh niên Khuyết tật Việt Nam khoá I.
Nỗ lực đứng lên từ bóng tối của nữ sinh khiếm thị

Nỗ lực đứng lên từ bóng tối của nữ sinh khiếm thị

Không chỉ cố gắng hoàn thành tốt việc học của mình, nữ sinh khiếm thị Nguyễn Thảo Xuân còn lan tỏa niềm đam mê, nghị lực đến bạn bè.
Xây dựng quy chế thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT trên tinh thần không gây áp lực cho học sinh

Xây dựng quy chế thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT trên tinh thần không gây áp lực cho học sinh

Xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT trên nguyên tắc không gây áp lực, tốn kém cho phụ huynh, cho học sinh, với tinh thần gọn nhẹ.
Vĩnh Phúc: Luân chuyển nhiều cán bộ chủ chốt

Vĩnh Phúc: Luân chuyển nhiều cán bộ chủ chốt

Ngày 7/10, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Hà Nội: Kiên quyết phối hợp đấu tranh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Hà Nội: Kiên quyết phối hợp đấu tranh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành của thành phố cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đấu tranh phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Dự báo thời tiết ngày mai 8/10/2024: Miền Bắc, miền Trung ngày nắng; Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa dông lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 8/10/2024: Miền Bắc, miền Trung ngày nắng; Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa dông lớn

Dự báo thời tiết ngày mai 8/10/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An ngày nắng, đêm có mưa vài nơi; Quảng Trị đến Quảng Ngãi mưa to cục bộ có nơi trên 100mm.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tiếp xúc cử tri tại Đà Lạt

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc tiếp xúc cử tri tại Đà Lạt

Đồng chí Phan Đình Trạc - Trưởng Ban Nội chính Trung ương tiếp xúc cử tri với công nhân, người lao động tại Cụm công nghiệp Phát Chi (xã Trạm Hành, TP. Đà Lạt).
Để Hà Nội luôn là niềm tự hào của cả nước

Để Hà Nội luôn là niềm tự hào của cả nước

Sáng 7/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia diễn ra hội thảo Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, kết nối toàn cầu.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng, cột khói đen bốc cao hàng chục mét

Chiều 7/10, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội thông tin về đám cháy xảy ra tại một căn nhà khóa trái cửa không có người ở nhà, tại phường Kiến Hưng.
Lai Châu: Khen thưởng lực lượng chức năng phá chuyên án lớn

Lai Châu: Khen thưởng lực lượng chức năng phá chuyên án lớn

Sáng nay 7/10, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng, chống tội phạm…
51% trẻ em ở Hà Nội mắc tật khúc xạ

51% trẻ em ở Hà Nội mắc tật khúc xạ

Tại Hà Nội, khoảng 51% trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm 37,5%, viễn thị chiếm 8,2% và loạn thị là 5,3%.
Phát huy truyền thống 94 năm công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn mới

Phát huy truyền thống 94 năm công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn mới

Trong lịch sử dân tộc ta, công tác dân vận luôn giữ vai trò quan trọng, góp phần củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vào top thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh vào top thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Sáng nay 7/10, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm không khí nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Cháy nhà sàn tiền tỷ ở Yên Bái

Cháy nhà sàn tiền tỷ ở Yên Bái

Người dân phát hiện cháy tại một căn nhà sàn ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái nhưng không kịp phản ứng và chữa cháy do lửa bén quá nhanh.
Gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành bị mạo danh kiểm tra an toàn thực phẩm

Gần 20 Sở Y tế các tỉnh, thành bị mạo danh kiểm tra an toàn thực phẩm

Các đối tượng giả mạo văn bản Sở Y tế thông báo sẽ kiểm tra an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sau đó yêu cầu trả tiền nếu muốn không kiểm tra.
Tại sao thu nhập bình quân của người lao động tăng 519.000 đồng/tháng?

Tại sao thu nhập bình quân của người lao động tăng 519.000 đồng/tháng?

Thu nhập bình quân của người lao động trong 9 tháng là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủ tục chuyển tuyến gây khó khăn cho bệnh nhân, Bộ Y tế nói gì?

Thủ tục chuyển tuyến gây khó khăn cho bệnh nhân, Bộ Y tế nói gì?

Cử tri kiến nghị Bộ Y tế cần quan tâm, xem xét đơn giản hóa thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh.
Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Đã xác định được nguyên nhân hàng nghìn con giun đất chui lên mặt đất, bò lổm ngổm ngay tại mặt ruộng, thành từng búi, cuộn vào nhau tại Hàm Yên, Tuyên Quang.
Đảm bảo sự thống nhất cho các loại hình cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị giao thông vận tải

Đảm bảo sự thống nhất cho các loại hình cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị giao thông vận tải

Việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật góp phần đảm bảo sự thống nhất cho các loại hình cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị giao thông vận tải.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động