Thứ hai 05/05/2025 05:57

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.

Theo /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic - Bộ Công Thương, triển khai thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, ngày 21 tháng 4 năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT.

Theo đó, Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ đối với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2025, việc thực hiện cấp các loại C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX được thực hiện tại các cơ quan cấp C/O của Bộ Công Thương.

Như vậy, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp C/O ưu đãi theo các Hiệp định Thương mại tự do và C/O không ưu đãi tại cùng một cơ quan, tổ chức cấp C/O của Bộ Công Thương, thống nhất một đầu mối cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa.

Đối với các C/O không ưu đãi, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương thiết lập khẩn trương công việc cần thiết, thực hiện ngay số hóa trên Hệ thống eCoSys (Ảnh chụp màn hình)

Đối với các C/O không ưu đãi (cụ thể như C/O mẫu B), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương thiết lập khẩn trương công việc cần thiết, thực hiện ngay số hóa trên Hệ thống eCoSys nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông suốt cho doanh nghiệp để tiến tới thực hiện cấp C/O điện tử. Quy trình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khi đề nghị cấp C/O, giảm thiểu chi phí đi lại.

Việc thực hiện quy trình cấp C/O điện tử theo Thông báo số 619/TB-XNK ngày 28 tháng 4 năm 2025 của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Việc thực hiện cấp C/O theo quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, công khai, minh bạch, đơn giản, điện tử hóa, thống nhất về một đầu mối quản lý của Bộ Công Thương, góp phần phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp nhằm mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hai con số.

Xem Thông báo số 619 tại đây.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Tin cùng chuyên mục

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng