Trung Quốc tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam
/chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong tháng 5/2024 giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1,43 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 7,235 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Trung Quốc tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam |
Tháng 5/2024, Trung Quốc nhập khẩu thủy sản từ hầu hết các thị trường cung cấp lớn giảm so với cùng kỳ năm 2023, trừ nhập khẩu từ Indonesia và Việt Nam tăng. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu thủy sản từ các thị trường cung cấp lớn như Ecuado, Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Na Uy giảm, trong khi nhập khẩu từ Canada, Indonesia, Việt Nam, Chile và New Zealand tăng.
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 4 cho Trung Quốc trong tháng 5/2024, đạt 91 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 365,5 triệu USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần thủy sản Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 4,1% trong 5 tháng đầu năm 2023 lên 5,1% trong 5 tháng đầu năm 2024.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng, chủ yếu do thị trường này tăng mạnh nhập khẩu /chu-de/tom-hum-bong.topic, cua và tôm đã chế biến (HS 160529) từ Việt Nam.
Đây là 3 nhóm hàng thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh. Với mặt hàng cá da trơn, Trung Quốc tăng nhập khẩu cá da trơn đông lạnh, trong khi giảm mạnh nhập khẩu phi lê cá da trơn.
Trong khi đó, thị phần mặt hàng tôm đông lạnh (mã HS 030617) của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ từ 1,5% trong 5 tháng đầu năm 2023 xuống còn 1,4% trong 5 tháng đầu năm 2024.
Trước đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm mang về hơn 1,6 tỷ USD, cao hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt gần 1,2 tỷ USD, tăng nhẹ 3%, tôm sú đạt trên 200 triệu USD, giảm 10%. Riêng xuất khẩu tôm hùm tăng mạnh gấp 57 lần so với cùng kỳ đạt hơn 130 triệu USD.
Riêng với mặt hàng tôm hùm, hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm này của Việt Nam, chiếm đến 98 - 99%. Theo các chuyên gia, việc Trung Quốc ồ ạt gom mua tôm hùm Việt khiến xuất khẩu mặt hàng này nửa năm 2024 mạnh.
Tại Việt Nam, hiện nhiều địa phương có thể mạnh nuôi tôm hùm, sản lượng ước khoảng 4.000 tấn/năm. Riêng tôm hùm bông có giá trị kinh tế cao, cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng.
Hiện Việt Nam có 46 cơ sở bao gói được xuất khẩu tôm hùm vào thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đang có chiều hướng thuận lợi nhưng về lâu dài, cần phải hướng đến việc xuất khẩu chính ngạch. Muốn vậy, cần phải xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, thu mua đến xuất khẩu, gắn với truy xuất nguồn gốc minh bạch.