Trống h’gơr trong đời sống dân tộc Ê đê

Ở Tây Nguyên, nhạc cụ dân gian luôn gắn bó với cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc bản địa. Ðó không chỉ là những công cụ đuổi chim, thú rẫy mà còn là những nhạc cụ giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, nhạc cụ gắn với nghi lễ, tín ngưỡng riêng. Và trống h’gơr là một loại nhạc cụ như thế.
Trống h’gơr trong đời sống dân tộc Ê đê

Nghi lễ làm trống h’gơr

Chiếc trống cái h’gơr được làm từ cây gỗ tự nhiên và mặt trống được phủ bằng da trâu. Việc chế tác loại trống này phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu, phức tạp và phải tuân thủ các luật tục, nghi thức thần linh một cách nghiêm ngặt. Do vậy nghi lễ làm trống h’gơr được lưu truyền với nhiều nét độc đáo, mang nghi thức luật tục, cúng Giàng. Sau khi chọn một cây to, thẳng, không bị dị tật, gia đình phải tổ chức một lễ cúng lớn để cúng báo cáo ông, bà, xin phép các Giàng cho được đi rừng chặt cây, làm trống. Lễ vật là một con trâu đực dài trên 2 gang. Lễ cúng tiến hành trong 2 - 3 ngày, cả buôn tham gia, đặc biệt là nhóm thanh niên trai tráng. Sau lễ cúng tổ chức một đoàn đi vào rừng làm lễ xin cây. Họ mang theo chiêng, một ché rượu, một con heo nhỏ. Trong đoàn phải có 7 chàng trai cầm rìu. Vào rừng họ đến bên cây gỗ lớn đã chọn trước (thường là gỗ hương, cà te, cam xe…) có đường kính từ 90 - 120 cm. Sau lễ cúng, 7 chàng trai theo điệu chiêng cùng với tiếng tù và múa rìu xung quanh cây gỗ 7 vòng. Nghi thức này có ý nghĩa xua đuổi tà ma khỏi cây gỗ mà mình đã chọn. Kết thúc nghi thức, chàng trai tài giỏi nhất đứng từ xa phóng rìu cắm phập vào thân cây, sau đó cả đoàn người ra về.

Sáng hôm sau vào lại rừng, nếu lưỡi rìu bám chắc trên thân cây có nghĩa là Giàng đã cho thì sẽ tổ chức hạ cây, đẽo tang trống. Nếu bất cứ vì lý do gì làm lưỡi rìu rơi xuống đất tức Giàng không cho, phải bỏ cây đó và tổ chức làm lễ xin cây khác. Tang trống phải đẽo ngay tại rừng rồi mới đưa về nhà. Khi đưa tang trống về nhà phải làm lễ cúng Giàng với lễ vật là một con trâu cái. Sau lễ cúng từ 7 - 10 ngày, họ tổ chức đục tai trống, làm một lễ cúng nhỏ rồi tiến hành bịt da trâu cho trống.

Nét độc đáo trong chế tác

Trống h’gơr trong đời sống dân tộc Ê đê
Trống h’gơr là nhạc cụ gắn bó với đời sống, sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Theo nghệ nhân Ama Pô (buôn Kô Sier, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột) về cấu tạo, chế tác trống h’gơr, mặt trống được bịt bằng da trâu, mặt lớn bịt da trâu cái, mặt nhỏ bịt da trâu đực. Da trâu được thuộc một cách thủ công, bằng muối và lá cây, vỏ cây rừng giã ra lấy nước ngâm, ướp sơ sài. Cách bịt da trâu vào tang trống là dúng dây néo. Họ kê tang trống lên gỗ, xung quanh có đóng cọc. Tấm da trâu còn ướt được trùm lên tang trống, xung quanh dùi bộc dây mây hoặc dây bện từ da trâu níu tấm da trâu xuống các cọc gỗ. Các sợi dây này được xoắn lại dần suốt quá trình nhiều ngày. Trước mỗi lần xoắn dây, tấm da trâu lại được vuốt nước cho mềm. Tấm da trâu được bịt phủ xuống một nửa tang trống chỉ chừa ra một đoạn khoảng 2 - 3cm đúng vào vị trí đã được đục lỗ tạo móc sắt để treo trống khi di chuyển. Sau khi da trâu bịt mặt trống đã có độ căng đạt yêu cầu, người ta dùi lỗ quanh tang trống để đóng chốt tre thành một hàng hoặc hai hàng cách mặt trống khoảng 10cm. Khoảng cách này dùng để chèn các nêm tre làm căng lại mặt trống đã bị chùng.

Trên mặt cái của trống có dùi một lỗ nhỏ, được treo một dây ring rieo và một cặp cing kngan (chiêng tay – tương tự như chũm chọe nhỏ, có gai). Tang trống được làm từ một khúc thân cây lớn được khoét rỗng. Tang trống có hình trụ hơi khum, phần giữa hơi to, hai đầu hơi nhỏ lại. Có một đầu bao giờ cũng to hơn, khi bịt da sẽ thành mặt cái, mặt trống sẽ sử dụng chủ yếu khi diễn tấu. Mặt nhỏ sẽ là mặt đực. Khi mọi việc đã xong, trống được rước vào nhà bằng một lễ cúng lớn. Liền sau đó là lễ xỏ mũi. Người ta dùi một lỗ nhỏ ở mặt trống bịt da trâu cái, cách tang trống khoảng 10 - 15cm để treo ring rieo, cing kngan cho trống và tiến hành đặt tên cho trống bằng một tên của những người phụ nữ lớn tuổi, có uy tín của dòng họ đã qua đời. Kể từ đó người trong gia đình không gọi tên chung h’gơr nữa mà gọi tên riêng kèm theo từ aduôn (bà) như Aduôn H’Lan hoặc gọi tắt là Aduôn.

Ngày nay, nhu cầu sử dụng trống không còn nhiều như trước đây, một phần do nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Đây cũng chính là thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của chiếc trống độc đáo này trong bối cảnh chung hiện nay của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Bá Thăng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động