Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lễ cầu mưa và thả cá giống Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội trỉa lúa từ lâu đã gắn liền với đời sống của dân tộc Bru - Vân Kiều, trở thành một nét sinh hoạt văn hóa, tâm linh hết sức thiêng liêng của đồng bào dân tộc tỉnh Quảng Bình.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Lễ hội trỉa lúa nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Bru - Vân Kiều

Già làng Hồ Đài đến từ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết: Đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều chủ yếu sinh sống tại các bản làng trên dãy Trường Sơn ở miền Tây Quảng Bình. Nơi đây khí hậu vô cùng khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ, thiên tai triền miên. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là làm nương rẫy và trồng lúa. Hàng ngày họ chặt, đốt, cốt, trỉa để có thể sinh tồn.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Trỉa lúa là công đoạn cuối cùng của quy trình làm nương rẫy của đồng bào Bru - Vân Kiều

Trong đó công đoạn trỉa lúa là công đoạn cuối cùng của quy trình làm nương rẫy từ chặt, đốt, cốt rồi đến trỉa. Công đoạn trỉa lúa đã được đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều nâng lên thành Lễ hội trỉa lúa với ý nghĩa là trước khi đem hạt giống được cất giữ kín đáo trong gùi ra, phải trỉa xuống đất để cầu mong các vị thần linh như thần trời, thần nước, thần núi, thần rừng gìn giữ và bảo hộ cho hạt giống được sinh sôi nảy nở, chắc hạt nặng bông khi đến mùa thu hoạch.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Dâng cúng lễ vật trong Lễ hội trỉa lúa

Theo già làng Hồ Đài, Lễ hội trỉa lúa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Bru - Vân Kiều với mục đích cầu xin thần linh ban cho cuộc sống no đủ, mùa màng bội thu, chim, chuột, sâu bọ không phá hoại cây ngô, cây lúa của dân làng. Họ tôn thờ thần lúa và xem đây là vị thần linh thiêng mang lại ấm no, hạnh phúc. Vì vậy mà người dân nơi đây luôn gìn giữ Lễ hội trỉa lúa với ý nghĩa là lễ hội lớn nhất trong năm.

Nếu phần lễ là lời khấn bày tỏ sự biết ơn trời đất thì phần hội chính là dịp để bà con dân bản cùng quây quần bên nhau, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó.

Đến với Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam trong Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” đồng bào và du khách được trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều đầy sinh động. Đây là nét sinh hoạt văn hóa, tâm linh hết sức thiêng liêng của đồng bào Bru - Vân Kiều đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Dân bản đứng, ngồi phía sau chờ phát lệnh khai Lễ hội trỉa lúa
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Già làng thực hiện nghi lễ trong Lễ hội trỉa lúa
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Bà con thành tâm khấn lễ với các nông cụ để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa

Khi cây nêu và lễ vật đã chuẩn bị xong, lúc này dân bản đứng, ngồi phía sau xung quanh vị già làng chờ phát lệnh khai Lễ hội trỉa lúa. Già làng đứng giữa vòng người, tay trái cầm chai rượu rót đầy chiếc ly thủy tinh ở tay phải và cất lời khấn to cầu xin các vị thần linh ban cho hạt giống được mọc lên thành cây lúa, cây đỗ, cây ngô… khỏe mạnh, tươi tốt, không cho chim chóc, sâu bọ đến phá hoại để mùa màng được bội thu, cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Đồng bào thực hiện nghi thức chọc lỗ, gieo hạt

Sau khi khấn xong, dân bản vai đeo gùi, tay cầm gậy bắt đầu chọc lỗ xung quanh bãi đất để thực hiện nghi thức gieo hạt. Già làng cầm cái nia ở trong đựng ít thóc giống, vừa nhún nhảy như sảy thóc vừa tiếp tục khấn để gọi thần lúa về phù hộ cho dân làng làm ăn thuận lợi.

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Đồng bào và du khách được trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa đầy sinh động

Phần lễ kết thúc, dân bản sẽ quây quần, tụ họp bên những mâm cỗ và uống rượu cần. Mọi người vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), du khách tham dự cùng đồng bào các dân tộc thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản vùng núi rừng Trường Sơn. Họ cùng nhau chơi các trò chơi dân gian quen thuộc như nhảy lò cò, kéo co, vật tay…

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội
Trống chiêng nổi lên, đồng bào múa hát mừng Lễ hội trỉa lúa

Tiếng chiêng, tiếng trống. tiếng khèn vang lên cũng là lúc những điệu múa, những làn điệu dân ca truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều mừng Lễ hội trỉa lúa, góp phần thắt chặt tình đoàn kết.

Phạm Tiệp
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Bru - Vân Kiều

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Những năm quan, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết.
Độc lạ với

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Từ vỏ cây rừng, qua đôi tay tài hoa của người Xơ Đăng (Kon Tum) đã trở thành những bộ trang phục độc đáo, được người dân gìn giữ và xem như báu vật truyền đời.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Tín dụng chính sách đã trở thành “chủ công” hỗ trợ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bố Trạch vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động