Thứ bảy 10/05/2025 14:18

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch 1079/KH-BVHTTDL về việc Tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Mục đích của Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc. Ảnh: Thế Dương

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lich nêu rõ, Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hoá lành mạnh, tiến bộ.

Thông qua sự kiện nhằm mang đến cho nhân dân, du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam thông qua đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của hân dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Theo kế hoạch, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam gồm nhiều hoạt động như: Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương; báo công, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp gỡ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, động viên các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương.

Trình diễn giới thiệu di sản, giới thiệu văn hóa các địa phương bao gồm: Ngày hội Văn hóa du lịch tỉnh Sóc Trăng; Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk tái hiện Lễ rước rể trong lễ cưới của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk; Giới thiệu nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm OCOP...

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu các hoạt động trong Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm nay được tổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, đúng mục đích, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết. Nội dung các hoạt động đặc sắc, hình thức thể hiện phong phú, đề cao vai trò chủ thể văn hoá tại "Ngôi nhà chung" 54 dân tộc Việt Nam, đảm bảo yếu tố bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.

Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động trong Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam góp phần lan toả giá trị văn hoá truyền thống tốt 2 đẹp tới nhân dân cả nước và thu hút du khách tham quan đến với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đảm bảo tổ chức thực hiện kế hoạch thành công.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: văn hóa dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao