Trang phục truyền thống dân tộc Ê Đê, lấy các hình tượng từ thiên nhiên
Văn hóa 14/04/2023 14:11 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sức hấp dẫn trong trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn Khám phá nét đặc sắc của trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú |
Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê thường là màu chàm đen, trên đó có trang trí hoa văn màu đỏ, vàng, xanh, trắng. Phần lớn phụ nữ đều mặc áo, váy, còn đàn ông mặc áo, khố.
![]() |
Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê |
Bà H’Yam Bkrông dân tộc Ê Đê, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Để tạo ra những sản phẩm trang phục truyền thống đẹp và độc đáo, phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt ra những tấm thổ cẩm để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, khăn hoặc địu…
![]() |
Phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt thổ cẩm |
Trang phục truyền thống của người Ê Đê thường là màu đen hoặc màu chàm. Phụ nữ và nam giới dân tộc Ê Đê sẽ có những bộ trang phục riêng.
Trong đó, trang phục truyền thống của phụ nữ là váy tấm, áo chui. Áo của phụ nữ Ê Đê có thiết kế khá đặc biệt. Áo được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải, được mặc bằng cách chui, rất thuận tiện cho người mặc. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình, được buông xuôi dài tới phần thắt lưng.
![]() |
Áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ |
Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao, rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Trên nền màu chàm, áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo.
Phần váy là tấm vải choàng lớn màu đen hoặc chàm được quấn quanh eo thành nhiều vòng và được cố định lại với nhau bằng các sợi dây. Khi mặc lên, gấu của váy có thể dài chạm đến gót chân, tạo nên sự kín đáo. Hoa văn trên váy của người phụ nữ Ê Đê cũng là những đường viền kết hợp những sợi chỉ đỏ, vàng, xanh và trắng tạo điểm nhấn cho chiếc váy.
Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt lúa, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Khi ra khỏi nhà, dự lễ hội, hay đi thăm bà con ở buôn xa, phụ nữ thường đeo gùi, đó cũng là cách làm nổi bật bộ trang phục truyền thống.
Với đàn ông Ê Đê, trang phục truyền thống của họ là đóng khố và mặc áo dài kín mông. Khố màu đen được dệt bằng sợi bông xe săn. Trên mặt khố có nhiều đường hoa văn chạy dọc theo hai bên mép vải, ở hai đầu khố có tua dài khoảng 20cm. Áo của đàn ông Ê Đê có thiết kế rộng và dài hơn của phụ nữ. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực.
![]() |
Giữa áo nam có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật màu đỏ |
Phần tay áo dài, vạt áo sau dài hơn vạt trước. Trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vài viền đỏ, trắng. Đặc biệt, khu vực giữa áo có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật. Đây là loại áo khá tiêu biểu của nam giới người Ê Đê. Ngoài ra còn có loại áo cộc tay đến khuỷu hoặc không có tay. Đặc biệt, phần viền tay áo có thêm các họa tiết hoa văn trang trí.
Theo bà H’Yam Bkrông, trong trang phục truyền thống của cả nam và nữ dân tộc Ê Đê thường lấy các hình tượng của thiên nhiên như lá cây dương xỉ, hạt lúa, hạt bắp, bò cạp, trứng thằn lằn, con rùa, con rồng đất… làm hoa văn trang trí và cách điệu theo đường diềm hình chữ V hoặc sắp xếp hai chữ V ngược chiều tạo thành hình thoi. Người Ê Đê quan niệm, tất cả sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và ngay cả những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra đều có linh hồn. Mỗi đường nét, cách phối màu trong trang phục đều mạnh bạo, hợp lý, mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện niềm tin vào các thần linh.
Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống nhưng trang phục truyền thống của đồng bào Ê Đê vẫn giữ nét nguyên bản qua thời gian, từ kiểu dáng, màu sắc cho đến họa tiết, hoa văn. Đây được xem là một trong những nét bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Ê Đê cần được gìn giữ và phát huy trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Ấn tượng tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Thấy gì ở triển lãm “THẮM”

Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cần thể hiện rõ nét bản sắc cốt lõi

Địa Tạng Phi Lai tự - điểm đến yên bình cho du khách thập phương

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”
Tin cùng chuyên mục

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Việt Nam trúng cử thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành nhà hàng, ẩm thực

Hà Nội xưa trên bức tường tranh phố Phan Đình Phùng

Lạc vào "thiên đường hoa" giữa lòng Hà Nội

Trải nghiệm văn hóa “Về miền di sản biển Đà Nẵng”

Ấn vàng triều Nguyễn đã được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam

Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc độc đáo trong tháp nước Hàng Đậu

Nhiều hoạt động tôn vinh Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

Dự án lấn biển Vịnh Hạ Long: Phát triển nhưng phải đảm bảo yếu tố gốc của di sản

Hà Nội: Khám phá di sản Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong không gian sáng tạo

Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa

Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Tường - phát thanh viên huyền thoại của VTV qua đời

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Tháp nước Hàng Đậu được cải tạo thành không gian nghệ thuật

Thừa Thiên Huế: Bún bò Huế, cơm hến được chứng nhận ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Đại biểu Quốc hội nói về phim “Đất rừng Phương Nam”: Nếu sai phải cắt bỏ và câu chuyện cộng đồng mạng

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện âm nhạc "Kenny G Live in Vietnam" để lan tỏa giá trị nhân văn

Ngày hội “Thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào năm 2023"
