Thứ hai 25/11/2024 23:18
Kon Tum:

Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới với gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn và hộ nghèo còn cao.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum luôn quan tâm triển khai có hiệu quả công tác dân tộc trên địa bàn. Về tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, ông U Minh Nam - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, hiện tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản của cấp có thẩm quyền.

Đến tháng 9/2022, các đơn vị, địa phương trong tỉnh được giao kinh phí thực hiện Chương trình đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch, rà soát đối tượng, nội dung, hoạt động thực hiện các Dự án, Tiểu dự án theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ quy trình đầu tư trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Dự kiến đến hết năm 2022 sẽ thực hiện và giải ngân khoảng 90% kế hoạch kinh phí.

Phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ DTTS có đất sản xuất

Đối với vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Kon Tum phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất. Việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất sẽ mang lại lợi ích thiết thự, để đồng bào có đủ điều kiện sinh kế, yên tâm sản xuất, từng bước nâng cao đời sống. Xác định, đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS là một trong những điều kiện giúp người dân phát triển kinh tế; ngay khi UBND tỉnh ban hành văn bản 206/UBND-NNTN ngày 21/1/2022 về việc triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất, Ban Dân tộc đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.

Đồng thời, đảm bảo thực hiện hoàn thành và phấn đấu vượt chỉ tiêu về tỷ lệ hộ DTTS có đất ở đạt 97%; tỷ lệ hộ DTTS có đất sản xuất đạt 97% tính đến hết năm 2022 và phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ DTTS có đất ở, đất sản xuất.

Hiện nay, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp, rà soát đất ở, đất sản xuất của đồng bào DTTS theo định kỳ. Trên cơ sở đó, ưu tiên hỗ trợ từ nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS tại Dự án 1, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tập trung vận động, có giải pháp hạn chế tình trạng mua bán, sang nhượng đất đai trong vùng đồng bào DTTS nhưng không thực hiện trái với các quy định pháp luật đất đai, pháp luật dân sự hiện hành. Đồng thời, phối hợp, hướng dẫn người dân nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trên diện tích đất hiện có trong điều kiện không mở rộng được diện tích đất sản xuất...

Cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc ngày càng tốt hơn

Để việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2025 đạt hiệu quả cao, Kon Tum kiến nghị Ủy ban Dân tộc bổ sung một số vấn đề cụ thể sau: Đề nghị một số bộ ngành đề xuất, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2022 đến 31/12/2023; điều chỉnh các chỉ tiêu và nội dung thực hiện đối với các nội dung thuộc vốn đầu tư phát triển sang thực hiện theo lộ trình cho cả giai đoạn 2021 – 2025; tổ chức hướng dẫn các địa phương thực hiện nội dung “Hỗ trợ thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự”…

Toàn tỉnh Kon Tum có 43 dân tộc cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng; trong đó có 7 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm.
Hoàng Huy
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc