Thứ ba 13/05/2025 19:37

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc

Trong quá trình chuyển đổi số, lĩnh vực công tác dân tộc được tỉnh Sơn La ưu tiên, với nhiều đề án riêng để thực hiện.

Từ năm 2019, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-UBND thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 - 2025” (gọi tắt là Kế hoạch 230).

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. (Ảnh - Internet)

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh /chu-de/tinh-son-la.topic, triển khai Kế hoạch 230, Ban Dân tộc tỉnh được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực y tế hỗ trợ chẩn đoán, khám, chữa bệnh từ xa; xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số trong hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa thiên tai; tạo lập hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền, hỗ trợ chính sách dân tộc;...

“Để phục vụ việc quản lý Nhà nước về công tác dân tộc từ tỉnh đến địa phương theo Kế hoạch 230, tỉnh cũng đã đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ thông tin chia sẻ, trao đổi dữ liệu về công tác dân tộc. Đồng thời đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác dân tộc trên địa bàn”, ông Toán cho biết.

Từ năm 2022 đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719) đã bổ sung nguồn lực để tỉnh Sơn La tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Riêng trong năm 2024, theo Kế hoạch số 67/KH-UBND, ngày 04/3/2024 của UBND tỉnh, Sơn La bố trí 48,537 tỷ đồng để thực hiện Dự án 10 của Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719; trong đó có Tiểu Dự án 2: “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Từ năm 2022, các HTX của tỉnh Sơn La tiếp tục được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Gần đây nhất (tháng 10/2023), khoảng 200 xã viên người dân tộc thiểu số là lãnh đạo chủ chốt của các HTX trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn để nâng cao năng lực chuyển đổi số.

Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, hiện 98% văn bản phát hành của Ban Dân tộc Sơn La được sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong giao dịch điện tử. Tỉnh thường xuyên duy trì hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung, mang lại hiệu quả cao trong quản lý.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động