Thứ bảy 10/05/2025 16:32

TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu

Với tổng kim ngạch xấp xỉ 26 tỷ USD, TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2024.

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố các địa phương xuất khẩu lớn 7 tháng qua, dẫn đầu vẫn là TP. Hồ Chí Minh với kim ngạch gần 26 tỷ USD, theo sau là Bắc Ninh 22,5 tỷ USD, Bình Dương 19,28 tỷ USD, Thái Nguyên 17,7 tỷ USD, Hải Phòng 16,8 tỷ USD, Bắc Giang 16 tỷ USD, Đồng Nai 13,4 tỷ USD, Hà Nội 10,6 tỷ USD.

Như vậy, 8 địa phương có quy mô xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 7 tháng qua đã đóng góp kim ngạch 142,28 tỷ USD.

TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu xuất khẩu (ảnh vneconomy.vn)

Các địa phương xuất khẩu lớn Top 2, gồm: Phú Thọ gần 8,1 tỷ USD, Vĩnh Phúc 7,45 tỷ USD, Hải Dương 5,77 tỷ USD, Hà Nam 5,42 tỷ USD, Hưng Yên 5,1 tỷ USD, Tây Ninh 4,7 tỷ USD, Long An 4,35 tỷ USD, Bà Rịa - Vũng Tàu 4,1 tỷ USD, Bình Phước 3 tỷ USD...

Top các địa phương xuất khẩu trên 1 tỷ USD gồm: Đà Nẵng 1,1 tỷ USD, Đồng Tháp 1,42 tỷ USD, Hà Tĩnh 1,3 tỷ USD, Đắc Lắc 1,14 tỷ USD, Khánh Hoà 1,32 tỷ USD, Quảng Nam 1,14 tỷ USD, Ninh Bình 1,65 tỷ USD, Quảng Ngãi 1,8 tỷ USD, Nam Định 1,57 tỷ USD...

Ở chiều ngược lại, các địa phương đứng cuối về xuất khẩu gồm: Lai Châu 6,1 triệu USD; Sơn La 19 triệu USD; Bắc Kạn 21,3 triệu USD; Bạc Liêu 54 triệu USD; Bình Thuận 66 triệu USD; Ninh Thuận 59 triệu USD; Quảng Bình 112,6 triệu USD; Tuyên Quang 145 triệu USD; Yên Bái 164 triệu USD...

7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch /chu-de/xuat-nhap-khau-hang-hoa.topic hàng hoá của Việt Nam đạt 440,45 tỷ USD, tăng 17,2% (tương ứng tăng 64,66 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 227,49 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 31,34 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 212,96 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng 33,32 tỷ USD). Cán cân thương mại trong tháng 7 xuất siêu 2,35 tỷ USD, lũy kế 7 tháng xuất siêu 14,53 tỷ USD.

Theo chu kỳ, nhu cầu tăng ở cả trong nước và thị trường thế giới trong những tháng cuối năm, tạo cơ hội cho các ngành xuất khẩu lớn đón thêm nhiều đơn đặt hàng mới, cộng với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết cũng sẽ mang lại những kết quả tích cực.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo