Thứ bảy 19/04/2025 17:37

Top 10 “Chim đầu đàn” về kim ngạch xuất khẩu năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt mức ấn tượng là 371,85 tỷ USD và đóng góp chủ yếu vào con số này là 10 tỉnh, thành phố của cả nước.

Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2022 lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh có kim ngạch 47.545.537.771 USD; Bắc Ninh 45.062.954.539 USD; Bình Dương34.332.291.545 USD; Thái Nguyên 29.880.822.193 USD; Hải Phòng 24.956.949.890 USD; Đồng Nai 24.600.045.278 USD; Bắc Giang 22.628.594.217 USD; Hà Nội 17.131.320.127 USD; Phú Thọ 11.800.308.391 USD; Hải Dương 10.461.101.116 USD.

Tính sơ bộ tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 địa phương “Chim đầu đàn” dẫn đầu xuất khẩu này vào khoảng 270 tỷ USD, đóng góp khoảng 72% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ảnh minh hoạ

Năm 2022, 10 tỉnh có thành tích xuất khẩu tốt nhất là TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ. Như vậy không có thay đổi về địa phương dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cả nước; song tỉnh Phú Thọ và Hải Dương đã hoán đổi vị trí. Theo đó, Phú Thọ từ vị trí số 10 đã chuyển lên vị trí số 9.

Trong khi đó 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là: Lai Châu 20.468.841 USD, Sơn La 21.801.054 USD, Bắc Kạn 33.466.825 USD, Điện Biên 42.686.980 USD, Ninh Thuận kim ngạch 46.223.574 USD, Cao Bằng 60.200.126 USD, Hà Giang 88.014.734 USD, Đắc Nông 111.800.984 USD, Tuyên Quang 137.569.864 USD, Quảng Bình 196.610.302 USD.

Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2022 đánh giá về mặt tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng; thị trường xuất khẩu đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới; nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.

Về những điểm hạn chế, Báo cáo phân tích, từ tháng 9/2022, xuất khẩu bắt đầu xu hướng giảm. Bình quân 4 tháng cuối năm 2022, xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8.

Xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử có xu hướng chững lại. Nếu không tính điện thoại và mặt hàng máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ kiện, xuất khẩu năm 2022 tăng 12,9% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 10,6% của tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI. Năm 2022, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 11,8% so với năm 2021 trong khi xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ tăng 6,8%.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng