Thứ sáu 15/11/2024 22:18

Tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam

Nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 20/4 hàng năm chính thức được chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam”. Có thể khẳng định, việc xây dựng và phát huy giá trị “Thương hiệu Việt Nam” nhận được sự quan tâm lớn từ Chính phủ, các địa phương, từng doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Với sự quan tâm của Chính phủ, đặc biệt sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngày càng có nhiều sản phẩm, hàng hóa gắn với thương hiệu Việt khẳng định vị thế trên thị trường…

Nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc

Hướng tới kỷ niệm ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4), Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) triển khai Chương trình Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia (từ ngày 15-21/4/2019) với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 12 năm 2019. Cùng với đó, triển lãm Doanh nghiệp THQG (bên lề Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam) sẽ triển lãm ảnh thành tựu về Chương trình, triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp THQG. Các hoạt động khác như: Giao lưu các doanh nghiệp THQG ngày 17 tháng 4 và chương trình “Đạp xe Diễu hành THQG” vào đúng ngày Thương hiệu Việt Nam 20 tháng 4 tại Hà Nội cũng thu hút sự quan tâm, tham gia đông đảo từ các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp…

Đạp xe diễu hành Thương hiệu quốc gia năm 2018

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước cũng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu quốc gia năm 2019 như Tuyên truyền băng rôn đường phố (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Sóc Trăng…); Đăng tải các bài viết, banner quảng bá trên website, cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Sở Công Thương và truyền thông địa phương (Cần Thơ, Lào Cai, Bình Dương, Đắk Nông…).

Các hoạt động hướng đến tăng cường nhận biết trong đại chúng và cộng đồng doanh nghiệp về Chương trình Thương hiệu Quốc gia và các doanh nghiệp đạt THQG - là những doanh nghiệp được Nhà nước chứng thực cho uy tín của sản phẩm đại diện cho 3 giá trị trụ cột là Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong. Đồng thời, các hoạt động cũng giúp trang bị thêm kiến thức cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp THQG nói riêng vai trò quan trọng của công tác xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp để hướng tới một nền xuất khẩu bền vững của nước nhà.

Điểm nhấn “Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam”

Với chủ đề “Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” - Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam 2019 sẽ diễn ra ngày 17/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội.

Diễn đàn có sự tham dự của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực thương hiệu… từ nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp như Ban Kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chuyên gia quốc tế đến từ Đức, Pháp, Italy, Hàn Quốc, đại diện các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia…

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2018

Hiện nay, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết.

Thông qua việc chia sẻ, trao đổi và thảo luận từ các chuyên gia Diễn đàn sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia Việt Nam phù hợp với giai đoạn mới, giúp phát triển và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, địa phương, sản phẩm và quốc gia; từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực. Đến nay, chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển thương hiệu.

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 vừa được Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Vị trí của thương hiệu được cải thiện hai bậc trên bảng xếp hạng, lên thứ 43 nhờ đóng góp của Chương trình Thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Chương trình cũng đã nhận được sự quan tâm và trân trọng của doanh nghiệp đối với Chương trình thể hiện qua số doanh nghiệp đăng ký tăng liên tục qua các kỳ bình chọn...

Nguyễn Quang

Tin cùng chuyên mục

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới