Tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm: Tín hiệu vui
Chỉ số tồn kho giảm ở một số địa phương
Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành /chu-de/cong-nghiep-che-bien-che-tao.topic tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm trước giảm 2,2%), trong khi chỉ số tồn kho giảm là những tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của sản xuất công nghiệp.
6 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ, trong khi chỉ số tồn kho giảm là những tín hiệu tích của sản xuất công nghiệp. |
Cụ thể, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2024 giảm 4,3% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm trước giảm 2,2%).
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2024 tăng 7,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 9,6% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19,9%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2024 là 76,9% (bình quân sáu tháng đầu năm 2023 là 83,1%).
Đơn cử tại địa phương như Nam Định, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng giảm 3,19% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng: Dệt tăng 16,44%; sản xuất trang phục tăng 18,66%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/6/2024 giảm 6,52% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 61,81%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 65,44%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,45%.
Hay như Vĩnh Phúc, tháng 6/2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho tăng 9,62% so với tháng trước và giảm 11,79% so với cùng thời điểm năm 2023, các ngành có chỉ số tồn kho giảm là: Ngành dệt giảm 10,31%; ngành sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 15,67%; ngành sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 1,22%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 4,64%.
Trước tín hiệu tích cực trên, các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, với đà phục hồi và tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.
Linh hoạt ứng phó, tăng giải pháp
Để ngành ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm, các chuyên gia cũng gợi mở giải pháp cần thực hiện để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp.
Thứ nhất, cần duy trì, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo động lực tăng trưởng; điều hành tỷ giá phù hợp, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng; khơi thông dòng vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường mở rộng hoạt động tìmkiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.
Về phía Bộ Công Thương cũng nêu giải pháp, các địa phương cần khẩn trương có các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài chính với các doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để các doanh nghiệp có điều kiện sản xuất, kinh doanh ổn định. Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, quan trọng các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Doanh nghiệp tái cấu trúc, giảm chi phí và giá thành sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, qua đó cải thiện hiệu quả và thích ứng linh hoạt với tình hình mới.Theo đó, trong những tháng cuối năm, Chính phủ, các cấp, các ngành cần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân nhanh. “Quan trọng cần có giải pháp hỗ trợ, giải quyết khó khăn về vốn của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi và khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp”- lãnh đạo Cục Công nghiệp nói.
Đưa ra thêm giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, Bộ Công Thương khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...
Theo Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 25 địa phương tăng trưởng cao ở mức hai con số, chẳng hạn như: Khánh Hòa tăng 46,4%; Bắc Giang tăng 26,5%; Hải Phòng tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,3%... Các địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước (như Lai Châu tăng 76,1%; Phú Thọ tăng 35,1%; Bắc Giang tăng 26,8%; Bình Phước tăng 17,0%; Hà Nam tăng 15,8%; Hải Phòng tăng 15,6%); |