Chủ nhật 22/12/2024 08:09

Tỉnh Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tìm đầu ra cho nông sản

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương Lạng Sơn về việc triển khai, phát triển lĩnh vực thương mại điện tử

Báo cáo tại buổi làm việc về tình hình phát triển thương mại điện tử của tỉnh thời gian qua, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đình Đại cho biết, trên cơ sở Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 6/8/2020 về Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều nội dung phát triển thương mại điện tử:

Triển khai pháp luật về thương mại điện tử; tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương mại điện tử trong cộng động doanh nghiệp; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; Phát triển và ứng dụng công nghệ dịch vụ sản phẩm và giải pháp về thương mại điện tử gắn liền chuyển đổi số quốc gia…

Toàn cảnh buổi làm việc giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn

Trong giai đoạn 2021-2025, triển khai việc hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Lạng Sơn hướng đến phát triển hệ thống thương mại điện tử hoàn chỉnh, bền vững đáp ứng nhu cầu và xu thế của thời đại mới trong phát triển doanh nghiệp. Đưa các sản phẩm ứng dụng thương mại điện tử của tỉnh Lạng Sơn vào vận hành một cách hiệu quả.

Đảm bảo cung cấp và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bán hàng trực tuyến, chuyển đổi số trong từng doanh nghiệp. Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Phối hợp tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh trong việc khuyến khích hỗ trợ trong thanh toán trực tuyến, không sử dụng tiền mặt.

Ông Đại cho biết, hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, số tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động về thương mại điện tử ngày càng tăng. Để tạo điều kiện thuận lợi, tối đa cho giao thương hàng hoá, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, hỗ trợ từ Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã góp phần vào việc ứng dụng “Thương mại điện tử”, “Chuyển đổi số”, hướng tới “Chính quyền số; Hạ tầng số; Xã hội số và đặc biệt là Kinh tế số và Cửa khẩu số” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Vietnam Post hỗ trợ vận chuyển, tiêu thụ na Chi Lăng

Các cán bộ Sở Công Thương cũng đã đi sâu phân tích, đánh giá khả năng chuyển đổi số của tỉnh; mô tả hiện trạng triển khai các giải pháp mở rộng thị trường qua thương mại điện tử, đặc biệt chú trọng vào thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thời gian tới, tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh có tính cạnh tranh và phát triển bền vững, trong đó hỗ trợ ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng.

Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của tỉnh trong thời gian tới, Giám đốc Sở Công Thương đề xuất tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trong thời gian tới thông qua các đề án thương mại điện tử quốc gia, cũng như hỗ trợ đơn vị trong việc xây dựng và phát triển thương mại điện tử của tỉnh Lạng Sơn mang tính chất ổn định và phát triển lâu dài.

Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lê Hoàng Oanh đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh về những kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử thời gian qua.

Lắng nghe các đề xuất và kiến nghị tại cuộc họp, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh khẳng định, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ địa phương đưa ra các giải pháp phù hợp để triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Đặc biệt, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử; xây dựng giải pháp phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới…

Cục trưởng cũng mong muốn, tỉnh Lạng Sơn sẽ thường xuyên chủ động trao đổi các vướng mắc trong quá trình triển khai các nhiệm vụ với phía Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; sớm hoàn thiện các nhiệm vụ, đề án trọng tâm bám sát với tình hình thực tế của tỉnh.

Ngân Thương
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử