Thứ hai 23/12/2024 02:10

Tỉnh Hà Giang: Tín dụng chính sách giúp người nghèo thay đổi tư duy

17 chương trình tín dụng chính sách đang được tỉnh Hà Giang triển khai dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại tất cả các huyện, thành phố.

Lên với các xã vùng cao huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trò chuyện với đồng bào về các chương trình tín dụng chính sách, bà con ai cũng phấn khởi mỗi khi nhắc tới nguồn vốn ý nghĩa này.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, đến năm 2022, Ngân hàng Chính sách xã hộihuyện Mèo Vạc đã triển khai được 15 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án của địa phương do ngân sách tỉnh, huyện uỷ thác sang.

Đến nay, hơn 44.000 lượt hộ nghèo của huyện Mèo Vạc đã được tiếp cận vốn vay ưu đãi, từ đó mạnh dạn đầu tư sản xuất - kinh doanh; xuất khẩu lao động; làm mới và sửa chữa nhà ở; trang trải chi phí học tập; xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường…

Hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Mèo Vạc đạt trên 13,3%, nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 1,95 triệu đồng/người/năm (năm 2002) lên 28 triệu đồng/người/năm (năm 2022).

Hàng ngàn hộ nghèo ở tỉnh Hà Giang đầu tư tập trung cải tạo vườn tạp từ các khoản vay tín dụng chính sách

Thực tế, huyện Mèo Vạc chỉ là một trong số các huyện nghèo của tỉnh Hà Giang vươn lên nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách. 20 năm qua, cùng với nhiều chương trình, dự án của nhà nước, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần không nhỏ vào việc đưa 6 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 64,03% xuống còn 33,51%; 8 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; chỉ còn 7 huyện nghèo hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a của Chính phủ...

Thông tin về kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2002-2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, bà Hà Thị Minh Hạnh cho biết: Tính đến tháng 6/2022, tỉnh Hà Giang đã và đang triển khai cho vay 17 chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại tất cả các huyện, thành phố.

Trong đó, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 4.061 tỷ đồng, tăng 3.944,2 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao năm 2003; tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2022 là 12,5%. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.046 tỷ đồng/89.063 hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ; dư nợ bình quân là 45,4 triệu đồng/khách hàng vay.

Cùng với những bước chân không mỏi của cán bộ thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang, chất lượng tín dụng luôn được củng cố và nâng cao. Năm 2022, nợ quá hạn của toàn tỉnh Hà Giang đến ngày 30/6 là 3,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,08% trên tổng dư nợ (so với năm 2003 nợ quá hạn là 6,55%, giảm 6,47%).

Việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của tỉnh Hà Giang trong 20 năm qua, đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 31.614 lao động; 2.338 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 13.294 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn chi phí học tập; 184 lượt hộ gia đình được tiếp cận vốn để mua máy vi tính, thiết bị học trực tuyến; xây dựng hơn 64.560 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng 14.514 căn nhà ở cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách…

Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2022, nhờ đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang ước đạt 81 tỷ đồng.

Với sự hỗ trợ của tín dụng chính sách, nhiều vùng quê nghèo của tỉnh Hà Giang đang “thay da đổi thịt”

Tại buổi làm việc mới đây với tỉnh Hà Giang, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam ghi nhận những kết quả hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang, đồng thời đánh giá cao việc thông qua nguồn vốn ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện, các hộ nghèo ở Hà Giang đã thay đổi nhận thức và mạnh dạn vay vốn để sản xuất - kinh doanh, thoát nghèo bền vững.

Hiện, tỉnh Hà Giang là 1 trong số ít địa phương triển khai hiệu quả Đề án cho vay cải tạo vườn tạp hỗ trợ hộ nghèo và hộ cận nghèo, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững.

Con số 6 tháng đầu năm có thể xem như một sự khích lệ lớn, khi mà, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Giang đã giải ngân được 29.804 triệu đồng/1.006 hộ/tổng số 1.394 hộ nghèo và hộ cận nghèo đã đăng ký, với diện tích vườn cải tạo là 607.623m2 (tăng 11,7% so với cùng kỳ). Các vườn đã được cải tạo để trồng rau, củ quả, dược liệu, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản… đa phần đều sinh trưởng và phát triển tốt. Đây chính là cơ sở để Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Hà Giang thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số