Thứ hai 23/12/2024 18:37

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp địa phương

Bộ Công Thương sẽ làm việc với các địa phương nhằm nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp.

Công nghiệp chủ lực của nhiều địa phương suy giảm

Ông Ngô Quang Trung- Cục trưởng Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) - cho biết, suy giảm kinh tế toàn cầu nhanh hơn dự kiến, tổng cầu giảm mạnh khiến đơn hàng của doanh nghiêp trong nước sụt giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp Quý I/2023.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%; ngành khai khoáng giảm 4,5%.

Đáng nói, ngành công nghiệp chủ lực của một số địa phương tăng thấp hoặc giảm. Cụ thể, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm (Quảng Nam giảm 34,3%; Bắc Ninh giảm 18,8%; Vĩnh Long giảm 16,5%; Sóc Trăng giảm 15,6%; Vĩnh Phúc giảm 8,1%); ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm (Ninh Bình giảm 31,8%; Trà Vinh giảm 29,3%; Hà Giang giảm 24,9%; Cao Bằng giảm 21,9%; Hải Phòng giảm 18,5%...).

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương Quý I/2023 về các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023 tổ chức gần đây, ông Hoàng Gia Long- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Giang- thông tin, công nghiệp của tỉnh Quý I giảm 15,93% so với cùng kỳ, chủ yếu do ngành khai thác khoáng sản giảm 16,35%; ngành sản xuất điện cũng giảm 24,87%, duy chỉ có ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng nhẹ (tăng 5,35%) so với cùng kỳ.

Nguyên nhân khiến 2 ngành công nghiệp trọng điểm của Hà Giang giảm là do ngành khoáng sản từ lâu đã gặp khó về đầu ra và chưa tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả; ngành điện sản lượng sụt giảm do thiếu hụt nguồn nước.

Cũng trong bối cảnh tương tự, ông Lê Quốc Anh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết, kết quả tăng trưởng kinh tế Quý I/2023 của địa phương đạt 6,25%, giảm 0,3%, đáng lưu ý một số chỉ tiêu trọng điểm chưa đạt mục tiêu. Trong đó, sản xuất công nghiệp đạt hơn 9.337 tỷ đồng, giảm 1.520 tỷ đồng so với kịch bản đưa ra của địa phương, xuất nhập khẩu đạt 150 triệu USD, giảm 16%.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất công nghiệp địa phương

Dự báo thị trường thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, địa phương nhận thấy có một số vấn đề cần có hướng chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh để xử lý. Trong đó, giá cước tăng cao ảnh hưởng giá đầu vào sản xuất; nguyên liệu thuỷ sản khan hiếm, dẫn đến thiếu cục bộ cho sản xuất phục vụ xuất khẩu; thị trường bất động sản sụt giảm rất mạnh dù có nhiều nỗ lực để phục hồi; sản lượng mặt hàng vật liệu xây dựng đều giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản”, ông Lê Quốc Anh bày tỏ.

Với Vĩnh Phúc, chỉ số sản xuất công nghiệp 3 tháng đầu năm ước tính giảm 15,29% so cùng kỳ năm 2022, trong đó một số ngành công nghiệp có mức sản xuất giảm mạnh như: Sản xuất trang phục giảm 39,27%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 37,47%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 25,61%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 22,18%; sản xuất đồ uống giảm 14,02%...

Theo phản ánh của các địa phương, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn đang chịu quá nhiều thách thức, nhất là khối sản xuất sản phẩm cho xuất khẩu. Tình trạng thiếu đơn hàng, chi phí cao đang khiến các doanh nghiệp chật vật duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động chứ chưa nói tới lợi nhuận. Khối doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chịu tác động liên hoàn từ tình trạng khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản, khiến các dự án mới không được triển khai, không tiêu thụ được những mặt hàng liên quan.

Gỡ khó cho khối doanh nghiệp sản xuất

Đưa ra giải pháp trong thời gian tới, Bộ Công Thương khẳng định, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa...

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước đặc biệt tập trung gỡ khó cho các địa phương thông qua việc rà soát các tồn đọng ở các dự án công nghiệp lớn có vai trò quan trọng, tháo gỡ khó khăn để sớm đi vào vận hành; bám sát tiến độ, tháo gỡ khó khăn để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản... Xây dựng chương trình hỗ trợ, hợp tác đẩy mạnh tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp.

Về giải pháp, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua mô hình hợp tác giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu về công nghiệp hỗ trợ là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai để các địa phương có thể tham khảo, thực hiện đổi mới một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn, giúp các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bất động sản và cắt giảm đầu tư công trên địa bàn để tạo động lực, dư địa để các ngành, các lĩnh vực liên quan phát triển (vật liệu, cơ khí chế tạo, thương mại, dịch vụ...).

Để hoàn thành mục tiêu năm 2023 là một trong những năm động lực thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các Sở Công Thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại địa phương để kịp thời tích hợp trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia.
Lan Anh - Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế