Thương mại biên giới có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD

Việc thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn tuyến biên giới đất liền đã giúp Việt Nam có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD.
Sơn La: Giải "bài toán” phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới Điện Biên: Phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phát huy tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu Dấu mốc mới trong phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Chiều nay, ngày 14/4, Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam đã diễn ra tại Lào Cai, tiếp nối Hội nghị Xúc tiến thương mại phiên tổng thể trong sáng nay.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, nhấn mạnh: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển lớn. Với hơn 5.000km đường biên giới chia sẻ với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang sở hữu nhiều lợi thế, điều kiện chiến lược để kỳ vọng vươn lên trở thành trung tâm giao thương trong khu vực, trở thành cửa ngõ kết nối thương mại quan trọng giữa các quốc gia láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng với các nền kinh tế phát triển trên thế giới nói chung.

Thương mại biên giới có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, ông Vũ Bá Phú phát biểu tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam

Để thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn tuyến biên giới đất liền, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại biên giới với Chính phủ các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và lần lượt ký các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, chất lượng hàng hóa, thanh toán...

Đến nay quy mô trao đổi hàng hóa qua tất cả các cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới đất liền đã đạt hàng chục tỷ USD mỗi năm, góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng của thương mại song phương, vào phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới và đặc biệt là giúp cải thiện rất nhiều đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng biên giới.

Thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt 50,38 tỷ USD, tăng 52,2% so với năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường; kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền 2 tháng đầu năm 2024 là 8,44 tỷ, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 28,88% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường.

Dù vậy, thương mại qua biên giới vẫn gặp nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng phòng Thuận lợi hóa thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hệ thống logistics vẫn còn một số vấn đề như khó khăn trong khai thác đường sắt với Trung Quốc do chưa đồng bộ về khổ đường ray; hệ thống sông dốc, nhiều đá ngầm khi khai thác vận tải...

Bên cạnh đó, số lượng chủng loại nông sản, trái cây được xuất khẩu cũng rất hạn chế so với tiềm năng sản xuất, chế biến nông sản, trái cây của Việt Nam.

Thương mại biên giới có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD
Quang cảnh Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam

Đáng chú ý, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động thương mại biên giới đều không ưu tiên lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch (mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính,...).

Thêm nữa, số cửa khẩu phụ, lối mở chưa được khôi phục hoạt động trở lại kể từ khi phát sinh dịch Covid-19, dẫn đến nhiều khó khăn trong hoạt động trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới và nhu cầu giao thương của doanh nghiệp hai bên.

"Hội nghị giao ban với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức nhằm tập trung trao đổi, cập nhật thông tin thị trường, cơ hội xúc tiến thương mại qua biên giới cũng như trao đổi về các thông tin, tiềm năng thúc đẩy thương mại biên giới của đại diện các địa phương có cửa khẩu biên giới với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và các kiến nghị thực tiễn từ nhu cầu xúc tiến xuất khẩu của các địa phương, doanh nghiệp qua biên giới. Từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới", đại diện Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh.

Thanh Thúy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Gần 900 gian hàng tham gia Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Nhiều điểm mới tại triển lãm quốc tế điện tử - thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) 2024

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Hải Dương: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Bình Dương: Hơn 800 thương hiệu quốc tế tham gia Triển lãm VPPE và EMA Vietnam 2024

Hội chợ

Hội chợ ''Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024'': Trợ lực cho doanh nghiệp xuất khẩu phục hồi

Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024

Xem thêm