Thứ ba 29/04/2025 09:54

Thực thi CPTPP: Cán cân thương mại tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Hải quan, chỉ sau 7 tháng có hiệu lực, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại tích cực hơn 1 tỷ USD với 10 quốc gia trong Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước thuộc khu vực CPTPP như Nhật Bản, Canada và Mexico đạt mức tăng đáng kể 7 tháng đầu năm 2019. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,01 tỷ USD; tiếp theo là Canada 546 triệu USD và Mexico ở mức 290 triệu USD. Đồng thời, nhập khẩu từ Mexico giảm 659 triệu USD, Singapore giảm 490 triệu USD và Malaysia giảm 219 triệu USD.

Dệt may xuất khẩu tăng trưởng mạnh vào thị trường các nước CPTPP

Tính chung từ đầu năm đến nay, doanh thu xuất khẩu của Việt Nam với các nước CPTPP chiếm 15,4% trong tổng doanh thu xuất khẩu của nước ta. Các nền kinh tế CPTPP chiếm 6 trong số 27 thị trường xuất khẩu với giá trị vượt quá 1 tỷ USD. Kết quả này cho thấy, CPTPP đã giúp Việt Nam xoay chuyển cán cân thương mại rất tích cực từ thâm hụt sang mức thặng dư.

Theo đánh giá của Tổng Lãnh sự Canada tại TP. Hồ Chí Minh Kyle Nunas, với lộ trình giảm thuế theo cam kết khá nhanh của Canada (từ 17 - 18% xuống 0% trong vòng 3 năm), một số nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh từ năm 2019 như dệt may, giày dép, túi xách, nhựa, đồ gỗ... Giới DN và các nhà đầu tư Canada cũng đặc biệt quan tâm đến lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam đối với một số sản phẩm nông sản như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thủy sản, hoa quả tươi…

Bên cạnh đó, Australia cũng là thị trường có nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu. Sau khi CPTPP có hiệu lực, rau, củ, thủy sản Việt Nam bước đầu đã tận dụng được cơ hội để tăng xuất khẩu sang Australia. Đặc biệt, Việt Nam đã chiếm lĩnh thị trường cá tra tại Australia với 98% sản lượng tiêu thụ cá tra tại nước này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), nhu cầu mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam từ các nền kinh tế CPTPP được kỳ vọng sẽ giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam bù đắp sự suy giảm xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc trong thời gian gần đây do các nhà nhập khẩu nước này siết chặt thị trường.

Để giúp các DN tận dụng cơ hội thuế quan từ CPTPP, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2019/NĐ- CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện CPTPP giai đoạn 2019 - 2022. Theo đó, để được áp dụng ưu đãi thuế theo CPTPP, DN phải có C/O ưu đãi là chứng từ xuất xứ đủ điều kiện về nguồn gốc theo quy định của hiệp định, có thể được cấp cho nhiều lô hàng với điều kiện không quá 12 tháng và cấp cho nhiều nhà nhập khẩu khác nhau.Việc ưu đãi thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các quốc gia trong CPTPP được áp dụng theo 2 giai đoạn. Ngay từ cuối năm 2018, 4 quốc gia gồm Canada, Australia, New Zealand và Singapore đã cho phép xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản, gạo, cà phê, rau quả... từ Việt Nam; hàng nhập khẩu cũng tương tự; một số nước như Mexico, Chile, Peru áp dụng từ năm 2019.

Ông Shinji Hirai - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)tại TP. Hồ Chí Minh: CPTPP sẽ củng cố vai trò của Việt Nam như cứ điểm sản xuất, xuất khẩu, hướng đến thị trường toàn cầu của các DN Nhật Bản nói riêng và những nước thành viên CPTPP nói chung. Ở chiều ngược lại, DN Việt Nam cũng sẽ nhận được lợi ích tương tự khi thâm nhập thị trường các nước CPTPP.
Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy