Thứ hai 25/11/2024 01:13

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP Hà Nội

Những năm qua, thành phố Hà Nội luôn duy trì vai trò “đầu tàu”, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.

Với tiềm năng và lợi thế của mảnh đất trăm nghề, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn duy trì vai trò “đầu tàu”, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các tỉnh, thành phố quảng bá, tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên thị trường Thủ đô.

Thông tin tại buổi làm việc về kế hoạch phối hợp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giữa Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề và các sản phẩm OCOP của nghệ nhân, thợ giỏi, doanh nghiệp của Hà Nội, bà Lê Việt Nga – Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục tạo bước chuyển biến tích cực và có sự lan tỏa đến hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong ý thức, ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước.

Buổi làm việc về kế hoạch phối hợp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giữa Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội

Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá đang được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, mở rộng đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Để sản phẩm làng nghề thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, ngoài sự nỗ lực của ngành chức năng mỗi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong làng nghề phải sản phẩm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, gốm sứ Quang Vinh luôn đặt ra 3 thách thức để vượt qua: Một là, sản phẩm gốm sứ hiện đại muốn cạnh tranh, muốn phát triển trước tiên phải đổi mới công nghệ. Hai là, sáng tạo ra những đề tài nghiên cứu khoa học, những dòng sản phẩm mới. Ba là, hợp lý hóa trong sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu vào.

"Hiện nay, trên 80% sản phẩm gốm của Quang Vinh sử dụng công nghệ này và được nhiều đối tác nước ngoài ở thị trường khó tính ở châu Âu hay Nhật Bản, Trung Quốc chấp nhận. Để cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của những thị trường lớn, Quang Vinh còn hợp tác với các họa sĩ, chuyên gia nước ngoài để thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phù hợp với thẩm mĩ của nhiều khu vực" - bà Vinh cho hay.

Theo bà Vinh, mỗi nghệ nhân, thợ giỏi ở làng nghề Bát Tràng đều là một mắt xích quan trọng trong sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Chính họ đã gìn giữ truyền thống làng nghề trong hàng trăm năm qua, các thế hệ nối tiếp nhau nhưng ngọn lửa trong các lò nung và tình yêu với nghề gốm truyền thống không bao giờ tắt. Nhờ vậy, Làng nghề gốm sứ Bát Tràng tự hào luôn là làng nghề kiểu mẫu trong số hơn 1.000 làng nghề ở Hà Nội.

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời, nổi bật với các sản phẩm gốm sứ cao cấp đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Bên cạnh thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu bằng công nghệ sạch, Bát Tràng còn là điểm du lịch của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, Bảo tàng nghề gốm Bát Tràng được nằm trong dự án "Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt" nhằm mục đích phát triển làng nghề và lưu giữ nét truyền thống của nghề gốm dần trở thành không gian đậm chất văn hóa thu hút khách du lịch.

Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt - công trình nằm ngay tại cửa ngõ của làng Bát Tràng cổ thu hút nhiều du khách tham quan

Bà Hà Thị Vinh cho biết, nơi đây được hình thành nhằm tạo ra điểm đến độc đáo của du lịch làng nghề Việt Nam, trưng bày và quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu gốm sứ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam khác tới du khách trong và ngoài nước. Thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan, chiêm ngưỡng, tìm hiểu về văn hoá làng nghề Việt Nam thông qua những sản phẩm gốm sứ và thủ công mỹ nghệ tinh hoa, độc đáo được trưng bày đẹp mắt và sắp xếp theo sự phát triển của thời gian. Đồng thời trải nghiệm thực tế với gốm trong không gian truyền thống cùng với các nghệ nhân nổi tiếng và những người thợ tài hoa.

Đến đây, du khách sẽ được tham quan bảo tàng gốm sứ, khu trưng bày các sản phẩm gốm sứ độc bản, khu ẩm thực đặc sản mang hương vị cổ của Hà Nội, với các món ăn được chế biến từ các sản phẩm nông sản OCOP. Ngoài ra còn các khu trải nghiệm nghề cho các đoàn du lịch trong và ngoài nước.

Tại buổi làm việc, các ý kiến cho rằng, bên cạnh những điều đã làm được, các làng nghề cũng cần nâng cao trình độ cho người lao động, tiếp thu những công nghệ mới; phát huy thế mạnh của các nghệ nhân, thợ giỏi trong cải tiến mẫu mã, bồi dưỡng truyền nghề cho lớp trẻ; chủ động cơ cấu lại sản xuất theo hướng liên kết; tập trung xây dựng nhãn hiệu để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm...

Cùng với đó, để sản phẩm của làng nghề có thị trường ổn định, các cơ quan chức năng, các địa phương cần tổ chức hội thảo, tọa đàm, có sự góp mặt của chuyên gia, nhà quản lý để hỗ trợ các cơ sở sản xuất, tổ hợp tác ở làng nghề nắm được quy luật tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp phải vào cuộc, đồng hành, trao đổi, thỏa thuận, thương thảo ký cam kết, biên bản ghi nhớ với các chủ thể làng nghề, qua đó đưa sản phẩm đến nhiều kênh tiêu thụ như trung tâm thương mại, khu du lịch, chuỗi siêu thị và tìm hướng xuất khẩu.

Trang Lan
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bắc Kạn: Đưa hàng Việt tới người tiêu dùng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt