Thứ hai 05/05/2025 20:12

Thuận lợi hóa tối đa xuất khẩu nông sản, trái cây… dịp Tết

Để tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản, thực phẩm, trái cây qua biên giới dịp trước, sau Tết Nguyên đán Canh Tý cũng như năm 2020, Bộ Công Thương vừa có văn bản khuyến cáo gửi tới các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời tổ chức đoàn công tác đến các địa phương biên giới để khảo sát, nắm tình hình, trao đổi để có các biện pháp kịp thời thúc đẩy.    

Xuất khẩu nông sản, thực phẩm, trái cây sang Trung Quốc vẫn là một hướng đi tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhìn lại năm 2019 cho thấy, tại Lào Cai, trong tháng 7/2019, có thời điểm đã xảy ra ùn ứ cục bộ hàng hóa nông sản, hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc, cụ thể là mặt hàng thanh long, ngày cao điểm ùn ứ lên đến vài trăm xe chờ thông quan nhưng không kịp, gây ách tắc giao thông khu vực cửa khẩu cũng như tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Tại Lạng Sơn, trong tháng 10/2019, tình trạng ùn ứ thanh long xuất khẩu qua Cửa khẩu Tân Thanh cũng đã diễn ra, có những ngày cao điểm lên đến 300-400 xe ùn ứ phải chờ đợi vài ngày mới được thông quan. Một số doanh nghiệp xuất khẩu thanh long phản ánh, trogn 5 ngày ùn ứ hàng hóa, họ bị thiệt hại mỗi xe container thanh long xuất khẩu khoảng 50 triệu đồng/ngày bởi chi phí thời gian, cơ hội, chi phí hạ tầng bến bãi, chi phí giá thanh long bị sụt giảm…

Ùn ứ cục bộ xuất khẩu thanh long tại Cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, tháng 10/2019

Có 2 nguyên nhân chính khiến nông sản, hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là xuất khẩu thanh long bị ùn ứ. Thứ nhất, do đặc thù mùa vụ sản phẩm đến kỳ thu hoạch, lượng thanh long các doanh nghiệp đưa lên cửa khẩu để xuất sang Trung Quốc quá nhiều so với sức tải của hạ tầng tầng, bến bãi… Thứ hai, phía Trung Quốc tăng cường kiểm tra và có sự thay đổi qui trình kiểm tra tuên thủ các qui định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kiểm dịch, đóng gói, bao bì cũng như các qui định có liên quan khác.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ Công Thương và các bộ, ngành trung ương đã chỉ đạo và phối hợp với các địa phương như Lạng Sơn, Lào Cai… đưa ra các biện pháp tháo gỡ, khó khăn, giải tỏa tình hình ùn ứ cục bộ hàng hóa xuất khẩu kịp thời. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quản lý cửa khẩu tại Lạng Sơn, Lào Cai cũng đã chủ động, tích cực phân luồng giao thông, điều tiết hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu, chủ động làm việc và phối hợp với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh thông quan hàng hóa.

Theo quy luật, dịp trước và sau Tết Nguyên đán, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới thường sôi động, để tránh ùn ứ hàng hóa cục bộ, thuận lợi hóa hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới trong dịp trước và sau Tết Canh Tý cũng như trong năm 2020, nhất là đối với mặt hàng trái cây có tính mùa vụ, Bộ Công Thương vừa có văn bản khuyến nghị tới các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nông sản, thực phẩm, trái cây sang Trung Quốc, trong đó đề nghị các doanh nghiệp: Theo dõi sát diễn biến tình hình xuất khẩu qua biên giới các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng… để chủ động kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đóng gói bao bì sản phẩm theo đúng yêu càu từ phía nước nhập khẩu. Kịp thời điều tiết phương tiện vận chuyển, giao nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới khi có những hiện tượng bất thường có thể dẫn đến nguy cơ ùn ứ, đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Chủ động phân loại, lựa chọn sản phẩm và tổ chức đóng gói ngay tại nơi sản xuất đáp ứng yêu cầu từ phía đối tác nhập khẩu (gồm qui cách, nhãn mác…) trước khi đưa lên khu vực biên giới để quá trình giao nhận hàng hóa, tuân thủ các thủ tục diễn ra thuận lợi, nhanh chóng. Nâng cao chất lượng hàng hóa, nghiêm túc chấp hành các qui định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng trọt, cơ sở đóng gói và các yêu cầu khác đáp ứng các qui định và tiêu chuẩn đã thoản thuận với phía đối tác nhập khẩu.

Thường xuyên trao đổi thông tin, kịp thời phối hợp với Bộ Công Thương để được tư vấn, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và điều tiết hoạt động xuất khẩu hàng hóa khi cần thiết.

Ngoài việc khuyến cáo tới các doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã và đang tổ chức các đoàn công tác về các tỉnh biên giới có hoạt động xuất khẩu hàng hóa sôi động sang Trung Quốc (Lạng Sơn, Lào Cai…) để khảo sát nắm tình hình, làm việc, trao đổi với các cơ quan chức năng địa phương để phối hợp, đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông sản, thực phẩm hoa quả sang thị trường Trung Quốc trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán Canh Tý cũng như cả năm 2020.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc