'Bộ mặt' mới của cửa khẩu Chi Ma sẽ ra sao?

Cửa khẩu Chi Ma được quy hoạch thành khu vực kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch quan trọng của tỉnh Lạng Sơn; là đầu mối giao thương liên vùng và quốc tế.
Cửa khẩu Chi Ma: Không có việc "bảo kê, làm luật" chèn ép doanh nghiệp xuất nhập khẩu Thông tin mới về thông quan hàng hoá tại cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 24/2/2025 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu vực cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045.

Quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 535 ha

Mục tiêu quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2045 nhằm xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma thành một khu kinh tế phát triển năng động, hiệu quả, có tầm quốc tế, là một cực tăng trưởng quan trọng phía Đông tỉnh Lạng Sơn.

Cửa khẩu Chi Ma. Ảnh: TTXVN
Cửa khẩu Chi Ma. Ảnh: TTXVN

Đồng thời, xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma trở thành đô thị văn minh, hiện đại, môi trường xã hội thân thiện; là trung tâm dịch vụ cửa khẩu, thương mại cửa khẩu; dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động; đảm bảo môi trường xanh, sạch, bền vững.

Khu vực cửa khẩu Chi Ma có tính chất là khu vực kinh tế, thương mại, dịch vụ và du lịch quan trọng của tỉnh; nơi tập trung các hoạt động kinh tế cửa khẩu, kho bãi, cung ứng và phân phối hàng hóa, là đầu mối giao thương liên vùng và quốc tế; là khu vực cửa khẩu chính được định hướng phát triển, hình thành đô thị mới trong tương lai; là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, có vị trí chiến lược về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.

Định hướng phát triển không gian tổng thể

Quyết định đặt ra nhiều yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chung xây dựng khu vực cửa khẩu chính Chi Ma. Trong đó, dự báo phát triển và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật gồm: Tổng hợp các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn và khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Khu công nghiệp lân cận có sự tác động đến sự phát triển của khu vực cửa khẩu Chi Ma làm cơ sở để dự báo nhu cầu phát triển; dự báo phát triển về kinh tế - xã hội, dân số, động lực phát triển, dự báo sự thay đổi môi trường tự nhiên do tác động của đô thị hóa và phát triển; dự báo phát triển và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật...

Cơ cấu phát triển khu quy hoạch gồm: Lập các phương án cơ cấu quy hoạch; nêu các luận cứ để xác định phương án tối ưu; nêu rõ ý đồ về cơ cấu, tổ chức của phương án được chọn lựa trên các mặt...

Dự kiến sử dụng đất của khu vực theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn gồm: Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở phù hợp với định hướng phân khu chức năng theo nguyên tắc khai thác triệt để quỹ đất, tận dụng cảnh quan, thuận lợi cho đầu tư xây dựng và phân kỳ đầu tư; xác định ranh giới các khu vực trong phạm vi lập quy hoạch theo tính chất và chức năng sử dụng đất; xác định chức năng sử dụng đất cho các khu vực; nghiên cứu định hướng sử dụng đất, tính toán sắp xếp tính kết nối, khu vực, vùng, đảm bảo tính kế thừa và phát triển hài hòa với các quy hoạch ngành lĩnh vực...

Định hướng phát triển không gian tổng thể gồm: Xây dựng mô hình và hướng phát triển khu vực cửa khẩu chính Chi Ma đến năm 2045; xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; các khu chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng, các khu dự trữ phát triển; tổ chức các khu chức năng, các khu vực phát triển mới như: Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu logistics, khu phức hợp dịch vụ - du lịch, khu gia công chế biến, khu phi thuế quan, khu dân cư mới và tái định cư....

Định hướng phát triển không gian cụ thể gồm: Định hướng quy hoạch các khu vực cửa khẩu cần thống nhất với Quy hoạch hệ thống của cửa khẩu quốc gia đang được nghiên cứu. Trong khu cửa khẩu Chi Ma sẽ phát triển các loại hình hoạt động chính.

Định hướng kiểm soát về kiến trúc, cảnh quan gồm: Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh - mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu chức năng của khu kinh tế cửa khẩu; xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy có hiệu quả các không gian đô thị có giá trị văn hóa lịch sử như khu vực cửa khẩu Chi Ma, các cụm, các quần thể di tích văn hoá - lịch sử có giá trị...

Theo quyết định, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở phía Đông Bắc huyện Lộc Bình thuộc địa phận xã Yên Khoái và Tú Mịch. Cửa khẩu Chi Ma có chính diện trùng với đường biên giới: Từ Mốc 1220/2 chạy dọc theo đường biên giới đến Mốc 1239, dài khoảng 5,8 km trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, cách đường quốc lộ 4B khoảng 12 km, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 37 km, có địa thế vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tỉnh Lạng Sơn với ranh giới: Phía Bắc giáp đường biên giới Việt - Trung, phía Nam giáp đường giao thông liên xã hiện trạng thuộc xã Tú Mịch, phía Đông giáp suối bản Thín thuộc xã Tú Mịch, phía Tây giáp đất lâm nghiệp thuộc xã Yên Khoái.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Việt Nam tuân thủ đúng các quy định của châu Âu về kiểm soát dư lượng trong hai lĩnh vực mật ong, thủy sản của EU.
Giá gạo Nhật Bản tăng

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Na Uy là thị trường rất lớn cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sẽ gia tăng kim ngạch thương mại thủy sản Việt Nam - Na Uy.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68%

Hai tháng đầu năm 2025, giá trung bình xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 6.763 USD/tấn, tăng 68% so với cùng kỳ năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động