Thứ hai 25/11/2024 06:47

Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Dự kiến đến 30/9/2022, tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thông xe kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện dự án di dời đường điện cao thế đoạn qua Thừa Thiên Huế chưa thực hiện.

Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huếcho biết, tại quyết định phê duyệt điều chỉnh cơ cấu Tổng mức Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020 thì hạng mục chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (Tiểu dự án di dời cột điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn) được Bộ Giao thông vận tải giao cho Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện. Tuy nhiên, cuối năm 2020, Bộ Giao thông Vận tảigiao lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư.

Hệ thống lưới điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn giao chéo từ nhà máy thuỷ điện Hương Điền vẫn chưa thực hiện di dời, thay thế

Sau hơn 1 năm khi được giao thực hiện Tiểu dự án di dời cột điện cao thế giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đến ngày 15/5/2022 Sở Giao thông Vận tải có báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phối hợp, làm việc với các bên liên quan xây dựng kế hoạch triển khai đối với hạng mục di dời đường điện cao thế giao chéo dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo Sở Giao thông Vận tải, mặc dù hợp đồng khảo sát thiết kế cho hạng mục này được ký tháng 7/2021 nhưng do giai này đoạn dịch Covid-19 căng thẳng, cho đến tháng 12/2021 đoàn khảo sát thiết kế mới đến hiện trường thi công được. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Sở đã yêu cầu các nhà thầu khảo sát thiết kế đẩy nhanh tiến độ, chủ động liên hệ, cung cấp số liệu để lấy ý kiến các bên liên quan; dự kiến đến hết tháng 9/2022 công tác này sẽ hoàn thành cùng tiến độ hoàn thành tổng thể dự án.

Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ, Sở đã cùng phối hợp làm việc với các bên liên quan như Bộ Quốc phòng về công tác rà phá bom mìn, thoả thuận cao độ; các văn bản thoả thuận với chủ quản tài sản điện là Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch. Phối hợp với Công ty truyền tải điện 2 về thiết kế hạng mục cải tạo các khoảng cột đường dây 220kV, 500kV, giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Thừa Thiên Huế.

Ông Lê Công Diễn – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế cho biết, do đây là dự án điện cấp đặc biệt, cấp I nên hồ sơ thẩm tra, thẩm định, lấy ý kiến các bên liên quan cần phải đầy đủ trình tự, thủ tục mới triển khai được. Về giải phóng mặt bằng, Sở đã chủ động giao mặt bằng cho các huyện Phong Điền, T.X Hương Trà, T.X Hương Thuỷ, TP. Huế. Qua kiểm tra hiện trường, các vị trí cột điện cao thế giao chéo chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn khai thác cao tốc, chưa ảnh hưởng đến giai đoạn thi công nên vẫn đảm bảo cho các nhà thầu thi công trên tuyến cao tốc an toàn, ông Lê Công Diễn cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề này, các chủ quản tài sản điện là Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch cho rằng, so với kế hoạch đề ra thì kế hoạch thực hiện tiểu dự án rất chậm. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc vận hành nhà máy khi thực hiện thi công, di dời đường dây, cột điện.

“Nếu việc di dời cột điện vào mùa nắng thì công tác cắt điện, vận hành nhà máy sẽ dễ dàng thực hiện hơn, còn nếu qua mùa mưa lũ cắt điện, dừng vận hành thì việc thực hiện khó khăn, phức tạp”, đại diện nhà máy thuỷ điện cho biết.

Sau khi nhận công văn về việc thoả thuận thiết kế hạng mục Nâng cao khoảng cách an toàn các đoạn tuyến đường điện 110kV giao chéo cao tốc Cam Lộ - La Sơn của Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế thì các chủ đầu tư là chủ quản các nhà máy thuỷ điện (Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Phú, Công ty cổ phần thuỷ điện Hương Điền, Công ty cổ phần thuỷ điện BITEXCO-Tả Trạch) đều nhất trí với phương án di dời và nâng khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều kiến nghị thay đổi một số hạng mục tròn phần thiết kế dây dẫn (dây điện, dây chống sét, cáp quang…) để phù hợp với quy chuẩn của đơn vị và đề nghị toàn bộ chi phí thi công và giám sát công trình do chủ đầu tư chịu trách nhiệm hoàn toàn. “Chủ đầu tư xem xét hỗ trợ doanh nghiệp nếu xảy ra hiện tượng giảm phát điện do cắt điện kéo dài hoặc các ảnh hưởng khách quan khác trong thi công làm nhà máy phải dừng phát điện trong thời gian dài”, đại diện Công ty cổ phần BITEXCO – Tả Trạch đề nghị.

Đại diện Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (Ban Dự án 5), đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn cho biết, với năng lực thi công, tiến độ thực hiện dự án như hiện nay, dự kiến đến 30/9/2022 sẽ thông đường kỹ thuật toàn tuyến.

Ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù dự án được phê duyệt giai đoạn 2018-2019 nhưng đến tháng 12/2020 Bộ Giao thông Vận tải mới chuyển nhiệm vụ di dời điện cao thế này từ Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh cho Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế thực hiện (căn cứ Quyết định 1701/QĐ-BGTVT ngày 31/8/2020 của Bộ Giao thông Vận tải về điều chỉnh tổng mức và cơ cấu nguồn vốn).

“Sở Giao thông Vận tải đã nhanh chóng đấu thầu, khảo sát thiết kế để di dời điện nhưng giai đoạn này lại rơi vào giai đoạn chống dịch Covid-19 căng thẳng, với các chính sách chống dịch nghiêm ngặt, đơn vị tư vấn không thể triển khai khảo sát được nên dự án bị đình trệ 8 tháng”, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thừa Thiên Huế lý giải.

Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài khoảng 98km, với tổng mức đầu tư khoảng 7.669 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu Dự án được đầu tư với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường là 12m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m. Giai đoạn hoàn chỉnh có quy mô 4 làn xe, bề rộng đường là 23m.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo