Thứ ba 31/12/2024 05:48

Thừa Thiên Huế: Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính của 19 sở, ban, ngành.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) chính thức đi vào hoạt động năm 2018. Với mô hình tập trung để làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của 19 sở, ban, ngành cấp tỉnh (trừ Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh) và 2 cơ quan được tổ chức theo ngành dọc gồm Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày sau khi thành lập, Trung tâm đã triển khai Hệ thống số hóa, ký số chứng thực - Lập kho dữ liệu Hồ sơ điện tử của công dân, tổ chức được thực hiện đồng bộ, điều này giảm thiểu chi phí, thời gian, trong quá trình giao dịch thủ tục hành chính cho người dân. Giải pháp này đã được Hội Truyền thông số Việt Nam công nhận là đơn vị có giải pháp xuất sắc nhất để trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2019 đối với “Hạng mục chuyển đổi số cơ quan nhà nước”.

Theo Trung tâm, đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.641 thủ tục hành chính (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trong đó, cấp sở có 1.663 thủ tục hành chính một cửa (455 thủ tục hành chính liên thông); UBND cấp huyện có 393 thủ tục hành chính một cửa (35 thủ tục hành chính liên thông) và 40 thủ tục hành chính lĩnh vực Công an, Thuế, Bảo hiểm xã hội; UBND cấp xã có 130 thủ tục hành chính một cửa (17 thủ tục hành chính liên thông).

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 10/9/2022, trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 286.564 hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính (trong đó: số hồ sơ nhận trực tiếp là 218.033, chiếm 76%; hồ sơ nhận trực tuyến 68.531 chiếm 24%); kết quả đã giải quyết 263.832 hồ sơ, chiếm 92% (trong đó: trước hạn và đúng hạn 245.668, chiếm 93%; quá hạn 18.164, chiếm 7%); hồ sơ trong hạn đang giải quyết 14.424 chiếm 5%.

Đến nay, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh là 1.876 dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 (541 thủ tục hành chính mức độ 3, 1.335 thủ tục hành chính mức độ 4); cấp huyện cung cấp 99 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 224 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; cấp xã cung cấp 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 63 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 chiếm tỷ lệ khoảng 85,8% tổng số thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một số ngành có tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông (đạt 100%), Sở Tài chính (93,5%), Sở Tài nguyên và Môi trường (91,3%), Sở Công Thương (81%), Sở Y tế (74%)…

Ông Phạm Quang Trí – Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm chỉ đạo quyết liệt, xem đây là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện cải cách. Ngoài ra, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tùy theo điều kiện thực tế, tiếp tục lựa chọn các thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ nhiều, có thể cung cấp triển khai trực tuyến nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho công dân, tổ chức.

Để hỗ trợ công dân, tổ chức trong quá trình nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm đã triển khai thí điểm các Biểu mẫu tờ khai hướng dẫn công dân, tổ chức kê khai hồ sơ và các clip hướng dẫn công dân, tổ chức chuẩn bị thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (ưu tiên đối với các thủ tục hành chính có lượng hồ sơ phát sinh lớn) trực tiếp và trực tuyến thông qua các kênh thông tin thiết thực (Facebook, Zalo, Youtube).

“Qua thực tế triển khai, đã mang lại hiệu quả, được công dân, tổ chức đánh giá cao và đã nhân rộng các lĩnh vực khác và hướng dẫn, áp dụng cho các đơn vị huyện, xã đối với các thủ tục hành chính phát sinh thường xuyên. Đây là một trong những giải pháp thiết yếu để đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Phạm Quang Trí cho biết thêm.

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thừa Thiên Huế tích hợp dịch vụ thanh toán trực tiếp, trực tuyến

Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực hiện thành công Dự án “Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân qua Cổng dịch vụ công tỉnh” do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ nhằm phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng và ứng dụng công nghệ số từ đó có giải pháp điều chỉnh quy trình pháp lý về thủ tục hành chính, điều chỉnh giao diện, quy trình kỹ thuật công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Phạm Quang Trí thông tin, hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện Đề tài khoa học về mô hình AI Chatbot tương tác với người dùng để xác định ý định muốn hỗ trợ của người dùng về các thủ tục hành chính và phản hồi các thông tin hỗ trợ người dùng về các hướng dẫn, các hồ sơ, các bước thực hiện về thủ tục hành chính; các thông tin giải đáp về thắc mắc của người dùng về một số thủ tục hành chính và các thông tin liên quan khác. Đến nay, đã hoàn thiện việc phân tích dữ liệu và xây dựng kịch bản phục vụ người dân được sử dụng trong Hệ thống Chatbot.

Thời gian tới, Trung tâm thường xuyên công tác tiếp nhận, trả kết quả đối với một số ngành, lĩnh vực có lượng hồ sơ phát sinh nhiều tại Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc hoàn thiện các quy trình, tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung lại Kế hoạch số 170 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 cho phù hợp với nội dung hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Khẩn trương thống nhất với Bưu điện tỉnh, Vietinbank về phương thức thanh toán để sớm triển khai thí điểm mô hình thu phí trực tiếp, trực tuyến.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''