Thứ bảy 23/11/2024 17:10

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn tăng cường hoạt động khuyến công trên địa bàn, tạo đông lực cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Theo UBND Thừa Thiên Huế, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2021-2025; kịp thời hỗ trợ, động viên các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 8412/UBND-XD, nội dung công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh hoạt đông khuyến công, tạo động lực công nghiệp nông thôn phát triển

Trong đó, Sở Công Thương Thừa Thiên Huếnâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức làm công tác khuyến công, năng lực cán bộ làm công tác khuyến công; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vị trí, vai trò của công tác khuyến công trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tạo sự gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công với cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn.

Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại tập trung xây dựng các đề án (đặc biệt các đề án điểm, đề án nhóm) theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương. Tăng cường công tác hỗ trợ tư vấn các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp nông thôn…

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích và đúng các quy định pháp luật hiện hành. Đẩy mạnh triển khai thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc ngành Công thương quản lý; chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại,.... để hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn từ Chương trình, Dự án có liên quan để thực hiện hiệu quả Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025…

Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, sở hữu trí tuệ… đối với sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp nông thôn nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP..

UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn. Bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công, phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn. Đồng thời, triển khai thực hiện hoàn thiện các hồ sơ thủ tục về công tác thành lập, lập quy hoạch chi tiết của các cụm công nghiệp được phê duyệt theo Phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 và các thủ tục triển khai dự án đầu tư đúng quy định…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ