Tham vấn thường niên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 9: Tiếp tục hiện thực hóa kết quả Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ hai nước
Quốc tế Thứ năm, 28/04/2022 - 15:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumsay Kommasith và thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã thăm chính thức Lào từ ngày 27-29/4, kết hợp đồng chủ trì họp Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 9.
![]() |
Quang cảnh hội nghị |
Tại cuộc Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào lần thứ 9 diễn ra vào sáng 28/4, hai bên đã bày tỏ vui mừng về những thành tựu quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực. Quan hệ chính trị tiếp tục gắn bó và tin cậy.
Hai nước trao đổi nhiều chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác.
Hợp tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được tăng cường. Hợp tác kinh tế giữ được đà phát triển khả quan.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 400 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam có 1 dự án mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn tại Lào với tổng vốn đăng ký trên 64 triệu USD.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp phục vụ tốt các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; cùng các bộ, ngành và địa phương của hai nước tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao và kết quả Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào, trong đó có việc tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm trong “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022.”
Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai bộ trong thời gian qua trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Lào giai đoạn 2021-2025; nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tham vấn giữa các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao hai nước, cũng như duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác định kỳ giữa hai bộ; phối hợp triển khai tốt Chương trình Hành động tăng cường hợp tác ngoại giao kinh tế giữa hai Bộ Ngoại giao giai đoạn 2020-2025 và tiếp tục phối hợp rà soát các điều ước quốc tế song phương hai nước đã ký kết, góp phần thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp định này.
![]() |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại hội nghị |
Hai Bộ trưởng cũng trao đổi và chia sẻ quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương; cùng các nước ASEAN khác duy trì lập trường chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).
Trước đó, chiều 27/4, ngay khi xuống sân bay bắt đầu chuyến thăm và làm việc chính thức tại Lào, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán Việt Nam tại Lào.
Cùng dự còn có Tổng lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang Nguyễn Đăng Hùng, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse Nguyễn Văn Trung và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Savannakhet Vũ Anh Dũng.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông báo tình hình trong nước, những kết quả kinh tế-xã hội tích cực đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong quý 1/2022, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó củng cố niềm tin của đối tác và nhà đầu tư nước ngoài, từng bước triển khai hiệu quả kế hoạch "mở cửa," phục hồi và phát triển kinh tế.
Bộ trưởng biểu dương các cơ quan đại diện đã nỗ lực và phối hợp chặt chẽ trong triển khai các nhiệm vụ đối ngoại, góp phần quan trọng trong việc vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào.
Bộ trưởng đề nghị Đại sứ quán, các Tổng lãnh sự quán và các cơ quan bên cạnh phát huy kết quả đạt được, tiếp tục nỗ lực hơn nữa triển khai tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2022, cũng như thúc đẩy triển khai các thoả thuận lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đoàn kết vĩ đại Việt Nam-Lào, đặc biệt là quan hệ giữa nhân dân hai nước, trong đó có thế hệ trẻ./.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá dầu giao dịch ở mức cao nhất trong hai tháng

Việt Nam – Argentina: Nhiều triển vọng về hợp tác thương mại, dịch vụ

Cảng container lớn nhất thế giới mở lại từ 1/6/2022

Các vấn đề toàn cầu “nóng” tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)

Giá dầu thô tăng mang lại những “điềm báo” cho châu Á
Tin cùng chuyên mục

Giá dầu ăn hạ nhiệt khi Indonesia xuất khẩu 200.000 tấn dầu cọ thô

Khủng hoảng lương thực: Chính phủ Malaysia cấm xuất khẩu gà

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022: Vai trò tiêu điểm của ASEAN trong một thế giới đang chuyển mình

Hiệp định RCEP tạo dựng các mối quan hệ mới cho ngành dệt may

ASEAN- EU công bố Sách Xanh 2022 kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác

Các nhà sản xuất châu Á đối mặt với dấu hiệu hạ nhiệt thương mại

Davos 2022: Những ưu tiên hàng đầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Giá lương thực tăng cao “phủ bóng” toàn cầu

Tổng thống Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ vì “con dao hai lưỡi”

Khủng hoảng an ninh lương thực “nhức nhối” hơn cả chi phí năng lượng

Pháo đài ngầm Azovstal và sự thật về hệ thống hầm trú ẩn

Kinh tế Đông Nam Á đối mặt với nguy cơ lạm phát

Cộng đồng ASEAN đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng sạch

FDI- Con đường thúc đẩy các nền kinh tế APEC vào chuỗi giá trị toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế thế giới 2022 tổ chức tại Davos từ ngày 22-26/5

Cuộc đua xuyên Đại Tây Dương để cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm

Hội nghị Bộ trưởng MC12: Cơ hội không thể bỏ lỡ của WTO

“Cơn choáng váng” của ngành công nghiệp dầu thực vật toàn cầu

Cơ quan Năng lượng quốc tế lý giải sự thay đổi trên thị trường dầu mỏ
