Thứ tư 16/04/2025 11:23

Chuỗi địa chấn chưa dừng: Myanmar hứng thêm động đất mạnh

Ngày 13/4, theo thông tin Trung tâm Địa chất châu Âu -Địa Trung Hải, Myanmar tiếp tục hứng chịu một trận động đất mạnh 5,6 độ richter.

Ngày 13/4, Myanmar tiếp tục hứng chịu một trận động đấtmạnh 5,6 độ richter. Trận động đất xảy ra vào khoảng 8h25 sáng (giờ địa phương), với chấn tiêu nằm ở độ sâu 35km, cách thành phố Meiktila khoảng 43km về phía đông bắc.

Ngày 13/4, Myanmar tiếp tục hứng chịu một trận động đất mạnh 5,6 độ richter. Ảnh minh họa

Dù chưa ghi nhận con số thương vong hay thiệt hại cụ thể, nhưng theo thông tin sơ bộ, nhiều người dân tại khu vực gần chấn tiêu đã cảm nhận rõ rung chấn. Một số thành phố lân cận như Kyaukse, Sagaing và Myingyan cũng ghi nhận dao động nhẹ. Riêng Mandalay – thành phố lớn thứ hai của Myanmar – cùng với Yamethin và Pyin Oo Lwin, gần như không cảm nhận rõ sự rung chuyển.

Trận động đất sáng 13/4 diễn ra trong bối cảnh Myanmar vẫn đang oằn mình hứng chịu hậu quả từ trận động đất mạnh 7,7 độ richter xảy ra vào ngày 28/3 – một trong những thảm họa địa chất lớn nhất trong nhiều năm qua tại nước này. Theo ghi nhận, hơn 468 đợt dư chấn đã xảy ra trên khắp Myanmar kể từ thời điểm đó đến ngày 12/4, cho thấy chuỗi hoạt động địa chấn tại khu vực vẫn đang tiếp diễn với cường độ đáng lưu ý.

Trận động đất cuối tháng 3 đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại thành phố Sagaing, gần tâm chấn, và Mandalay, nơi có hơn 1,7 triệu dân sinh sống. Hàng loạt công trình bị san phẳng, cầu đường và mạng lưới điện bị hư hại nghiêm trọng, khiến hàng trăm người dân phải sinh sống trong các khu lều trại tạm bợ giữa đống đổ nát của các khu chung cư bị sập.

Đáng chú ý, trận động đất sáng 13/4 diễn ra đúng thời điểm người dân Myanmar đang bước vào lễ hội Thingyan (té nước) – lễ mừng năm mới truyền thống quan trọng nhất trong năm. Tuy nhiên, không khí lễ hội năm nay bị bao trùm bởi nỗi lo sợ và sự mất mát. Dù vẫn giữ một số tập tục như mua chum đất và cây để đặt trong nhà đón năm mới, nhiều gia đình không còn nơi trú ngụ, buộc phải tạm sống trong cảnh thiếu thốn – từ nước sạch cho đến nhà vệ sinh.

Trước đó chỉ hai ngày, vào ngày 11/4, Myanmar cũng đã ghi nhận một trận động đất nhỏ hơn, với cường độ 4,1 độ richter, chấn tiêu ở độ sâu 10km.

Hoạt động địa chấn dày đặc gần đây cho thấy Myanmar đang bước vào một giai đoạn bất ổn kiến tạo rõ rệt. Myanmar nằm trên ranh giới tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo lớn, nơi thường xuyên xảy ra các va chạm mạnh gây ra động đất.

Việc xuất hiện nhiều dư chấn kéo dài trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của những thay đổi sâu trong cấu trúc vỏ trái đất tại khu vực này. Đây cũng là lời cảnh báo cho nhu cầu cấp thiết trong việc đầu tư hệ thống cảnh báo sớm, gia cố hạ tầng, cũng như xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro thiên tai tại các quốc gia có nguy cơ cao như Myanmar.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Động đất

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'

Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Thân Thế Công - 'Ngọn lửa vàng' của tri thức trẻ Việt Nam

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?

Bộ Công an hỗ trợ Lai Châu xây mới 1.100 nhà cho hộ nghèo

PAPI 2024: Cơ hội lịch sử giúp Việt Nam bứt phá

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Nhà giàn DK1/14 cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tăng chỉ tiêu, tỷ lệ ‘chọi’ lớp 10 chuyên không giảm nhiệt

Đề xuất chuyển 11 huyện đảo thành đặc khu hành chính kinh tế

Việt Nam cấp phép nhập khẩu máy bay từ Trung Quốc