Thứ sáu 09/05/2025 06:28

Thái Nguyên: Nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa

Trong hai ngày 20 và 24/10, tại tỉnh Thái Nguyên liên tiếp khai mạc chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa năm 2023.

Theo đó, vào tối 24/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Châu Sơn, Sở Công Thương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và UBND TP. Sông Công tổ chức khai mạc chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023.

Các đại biểu tham quan sản phẩm trưng bày trong Chương trình.“Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 tại TP. Sông Công. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Chương trình có sự tham gia của 17 doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh với quy mô 22 gian hàng. Hàng hóa được lựa chọn tham gia Chương trình gồm: Hàng thiết yếu, thủy hải sản, các loại nông sản, máy móc,... có nguồn gốc xuất xứ trong nước, chất lượng cao, thương hiệu uy tín, giá cả hợp lý.

Không chỉ quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã còn tổ chức tư vấn tiêu dùng, bán hàng khuyến mại, giảm giá, dùng thử sản phẩm... mang lại những trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng. Đặc biệt, Chương trình có sự tham gia của hệ thống Siêu thị Aloha với nhiều loại hàng hóa... Chương trình diễn ra đến hết ngày 26/10/2023.

Trước đó, vào tối 20/10, chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 đã diễn ra tại thị trấn Hùng Sơn.

Chương trình có quy mô 25 gian hàng, thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Các mặt hàng được bày bán tại chương trình là những hàng hóa thiết yếu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, có giá bán bằng hoặc thấp hơn so với thị trường… Huyện Đại Từ có 5 gian hàng, trưng bày các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Ảnh: Báo Thái Nguyên

Đây là một dịp để các doanh nghiệp tăng cường gắn kết trong sản xuất, mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường; ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp…

Chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên còn giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất mở rộng kênh phân phối, quảng bá sản phẩm; tăng cường liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất, dịch vụ… góp phần xây dựng thương hiệu Việt.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam