Thứ sáu 16/05/2025 06:41

Thái Bình đề xuất hỗ trợ phục hồi làng nghề truyền thống

Thái Bình có 141 làng nghề, trong đó 31 làng nghề không đáp ứng tiêu chí công nhận. Tỉnh đề xuất hỗ trợ để phục hồi sản xuất, cải thiện cơ sở hạ tầng làng nghề.

Theo thống kê, Thái Bình có 141 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, chỉ có 98 làng nghề còn duy trì hoạt động sản xuất bình thường, chiếm 69,5% tổng số làng nghề trên địa bàn. Bên cạnh đó, 21 làng nghề đang hoạt động cầm chừng, có nguy cơ bị mai một, chiếm 14,9%, và 22 làng nghề đã ngừng hoạt động hoàn toàn, chiếm 15,6%.

Trước thực trạng này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình phối hợp với các sở, ngành và địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát các làng nghề theo các tiêu chí quy định trong Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Qua quá trình kiểm tra, có 31 làng nghề không đáp ứng các tiêu chí công nhận làng nghề theo quy định, dẫn đến nguy cơ bị thu hồi danh hiệu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình UBND tỉnh Thái Bình xem xét thu hồi bằng công nhận đối với các làng nghề không đủ điều kiện này.

31 làng nghề ở Thái Bình không bảo đảm các tiêu chí công nhận làng nghề. (Ảnh: thuonghieucongluan.vn)

Để hỗ trợ và khôi phục những làng nghề truyền thống đang gặp khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình đề xuất một số giải pháp, bao gồm kêu gọi sự hỗ trợ từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn nhằm đầu tư kinh phí từ nguồn vốn trung ương. Kinh phí này dự kiến sẽ được sử dụng để nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các làng nghề, bao gồm hạ tầng sản xuất và hệ thống xử lý môi trường, giúp giảm thiểu ô nhiễm và đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững.

Ngoài việc cải thiện cơ sở hạ tầng, Thái Bình còn đặt trọng tâm vào xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề. Đặc biệt, tỉnh cũng hướng tới việc xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu bền vững, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cho sản xuất làng nghề. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn để nâng cao tay nghề và kỹ thuật sản xuất, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của làng nghề trên thị trường trong nước và quốc tế.

Những giải pháp này không chỉ góp phần gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống mà còn giúp nâng cao đời sống của người dân nông thôn, tạo ra các cơ hội việc làm ổn định và bền vững.

Thuỳ Dương
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại địa phương

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Ông Nguyễn Ngọc Hiển làm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị