Thứ bảy 21/12/2024 21:39

Tạo cơ hội thuận lợi hơn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Trung Quốc

Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương vừa có buổi họp trực tuyến với Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Chất lượng hàng hóa được quản lý qua hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn

Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương vừa tổ chức buổi họp trực tuyến với Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhằm trao đổi các nội dung liên quan đến Lệnh số 259 và Thông báo số 120 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định nhập khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Trung Quốc.

Ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) phát biểu

Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi thông tin về trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ đối với công tác quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đồng thời, trao đổi các nội dung liên quan đến Thông báo số 120 của Hải quan Trung Quốc đối với sản phẩm may mặc.

Thông qua buổi làm việc nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi hóa thương mại, từng bước tháo gỡ khó khăn, góp phần vào tăng trưởng thương mại Việt - Trung nói chung và sản phẩm dệt may vào thị trường Trung Quốc nói riêng.

Thông tin về hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa tại Việt Nam, ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, tại Việt Nam chất lượng hàng hóa được quản lý thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các Luật chuyên ngành (Luật An toàn thực phẩm, Luật Hóa chất, Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương…); các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng hướng dẫn thi hành luật.

Về kỹ thuật, chất lượng hàng hóa được quản lý thông qua hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Trong đó, tiêu chuẩn mang tính chất khuyến nghị; quy chuẩn mang tính chất bắt buộc. Các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ) thực hiện chức năng quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua việc chỉ định hoặc cấp giấy chứng nhận hoạt động tổ chức đánh giá sự phù hợp và thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện.

Đối với Bộ Công Thương, sản phẩm, hàng hóa được giao quản lý chất lượng bao gồm: Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; sản phẩm cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (trong đó, có bao gồm sản phẩm dệt may), công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật; thiết bị điện, điện tử dùng trong công nghiệp; máy, thiết bị, vật tư, hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và bao bì chứa đựng các loại thực phẩm này; thương mại điện tử.

Ông Lục Xuân Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa, Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc, ông Lục Xuân Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ chính liên quan đến hoạt động giám sát, kiểm định an toàn chất lượng đối với một số sản phẩm hàng hóa như: Công nghiệp nhẹ, dệt may, khoáng sản, hóa chất…; đồng thời nêu các vấn đề quan tâm của Trung Quốc đối với hoạt động quản lý giám sát an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam; chức năng quản lý của các cơ quan quản lý giám sát kiểm tra của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan Việt Nam đối với việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, kiểm tra hàng hóa thông quan tại cửa khẩu…

Thúc đẩy xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ

Cũng tại buổi làm việc, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề xuất mội số nội dung hợp tác, bao gồm: Xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin về rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu, thông báo chia sẻ thông tin về hàng hóa ko đạt yêu cầu và thông báo quá trình xử phạt; xây dựng nhanh cơ chế kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc - Việt Nam với những hàng hóa có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn giữa hai bên; xây dựng cơ chế đào tạo với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan kiểm nghiệm. Đồng thời, xây dựng cơ chế hợp tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng xuất nhập khẩu phù hợp với cơ quan quản lý chủ quản của cả hai bên.

Về các đề xuất này, ông Trần Minh cho rằng, một số nội dung có liên quan Bộ Công Thương cần tiếp tục trao đổi, làm việc thêm với các Bộ, ngành nhằm thúc đẩy xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ với phía Trung Quốc trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành theo pháp luật hiện hành.

Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương họp trực tuyến với Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc

Liên quan đến Thông báo số 120 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc quy định nhập khẩu sản phẩm may mặc vào thị trường Trung Quốc, các đại diện phía Việt Nam tham dự tại cuộc họp bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực dệt may đã đưa ra các vấn đề còn vướng mắc và đề nghị phía Trung Quốc hướng dẫn để đảm bảo thực hiện việc đăng ký xin chỉ định hoạt động giám định hàng may mặc đáp ứng các quy định của Trung Quốc.

Bà Lưu Tuệ Quyên, Trưởng phòng giám định hàng hóa, Vụ Kiểm nghiệm hàng hóa đã giải đáp các vướng mắc liên quan và cho rằng, đây là buổi đào tạo tập huấn đầu tiên mà phía Hải quan Trung quốc tổ chức đối với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Điều đó minh chứng cho sự quan tâm và tạo điều kiện của Trung Quốc đối với việc tăng cường chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức bên ngoài Trung quốc đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này.

Kết thúc phiên làm việc, ông Trần Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp trao đổi thông tin hơn nữa thông qua việc chỉ định các đầu mối cụ thể.

Quỳnh Nga - Thanh Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025