Chủ nhật 22/12/2024 11:04

Tăng cường liên kết, xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thương mại Việt Nam -Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, hứa hẹn đưa kim ngạch xuất nhập khẩu song phương tiến sát mốc 200 tỷ USD trong năm nay.

Thương mại song phương tăng trưởng cao

Theo số liệu thống kê của Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đạt 38,28 tỷ USD, tăng nhẹ 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,44 tỷ USD).

Chiều ngược lại, 8 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 92,5 tỷ USD, tăng mạnh 34,25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng 23,6 tỷ USD). Trong 8 tháng qua, có 15 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 2 nhóm hàng chục tỷ đô.

Tính đến hêt tháng 8 có 10 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Các nhóm hàng xuất khẩu lớn của nước ta có thể kể đến như: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; rau quả; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng…

Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết: "Nếu tính theo quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ 4 sau Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khối ASEAN, Việt Nam duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất và đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Malaysia (tuy nhiên mức tăng trong xuất khẩu cao hơn nhiều so với Malaysia và có xu hướng thu hẹp so với giá trị xuất khẩu của Malaysia sang Trung Quốc từ đầu năm cho đến nay)".

Việt Nam duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Ảnh Cấn Dũng

Hoạt động thương mại của Việt Nam và Trung Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng cao, kết quả hợp tác thương mại giữa hai nước ghi nhận sự ổn định và phát triển so với phần lớn các đối tác có quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: “Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tỉnh Vân Nam là cầu nối hữu hiệu cho hàng hoá của Việt Nam có thể tiến sâu, vươn xa đến các tỉnh, thành phố của khu vực Tây Nam Trung Quốc và là cửa ngõ quan trọng, đưa các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp Trung Quốc thông qua Việt Nam đến thị trường ASEAN giàu tiềm năng”.

Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước, ông Lý Hưng Kiền, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Trung Quốc bày tỏ nhất trí cao nội dung hợp tác đảm bảo chuỗi cung ứng, ủng hộ Việt Nam tiếp tục xuất khẩu nông sản chất lượng cao vào Trung Quốc như mô hình thành công của quả sầu riêng.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng ủng hộ và thúc đẩy các địa phương liên quan tăng cường hợp tác với Bộ Công Thương, thúc đẩy việc thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại tại Hải Nam. Bên cạnh đó, ủng hộ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ, triển lãm quy mô lớn tại Trung Quốc. Đồng thời, sẵn sàng tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp của Trung Quốc tham gia các hội chợ, triển lãm do Bộ Công Thương Việt Nam tổ chức.

Khuyến nghị nhiều chính sách mới

Để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp Việt vào thị trường Trung Quốc giàu tiềm năng, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã cung cấp những chính sách mới của thị trường này.

Cụ thể, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại và tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới.

Một trong những chính sách đáng chú ý nhất là đẩy mạnh xây dựng các kho hàng ở nước ngoài để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới. Trung Quốc đã xây dựng hơn 2.500 kho hàng ở nước ngoài, với tổng diện tích hơn 30 triệu m2, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.

Đồng thời, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh. Sự phục hồi này dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng tới, mang lại cơ hội vàng cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Chính phủ đã khởi kiện Liên minh Châu Âu (EU) lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì áp thuế chống bán phá giá đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, Mexico cũng đang mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với lốp ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang siết chặt xuất khẩu antimon, một loại khoáng sản quan trọng được sử dụng trong chất bán dẫn và chất chống cháy. Chính phủ cũng đang tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus đậu mùa khỉ. Những động thái này cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một cách tiếp cận cân bằng, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa bảo vệ các lợi ích quốc gia.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, những chính sách mới của Trung Quốc tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Đặc biệt, năm 2025, Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Vì vậy, trong năm 2024, các cơ chế thương mại hợp tác dự báo sẽ đi vào chiều sâu. Trong các hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo Trung Quốc sẽ ưu tiên, hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia. Đây chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp kết nối thị trường.

Dự báo trong thời gian tới, cơ hội và tiềm năng xuất khẩu hàng hóa của hàng Việt Nam tại thị trường Trung Quốc là rất lớn bởi nhiều nhân tố. Trong đó, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ của hai nước ngày càng được thắt chặt và củng cố tạo tiền đề thuận lợi cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước là rất lớn; nhiều sản phẩm nông sản, thủy sản có thế mạnh, có giá trị cao của Việt Nam như: Sầu riêng (bao gồm cả sản phẩm tươi và đông lạnh), tổ yến, dừa tươi… đã được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, do đặc thù về vị trí địa lý nên hợp tác trong lĩnh vực logistics giữa hai nước rất đa dạng, hiệu quả, góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu chi phí, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa tại thị trường Trung Quốc; thị trường Trung Quốc có quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Vì vậy có nhiều dư địa để sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam tiếp cận và khai thác.

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP