Thứ bảy 10/05/2025 18:39

Tăng 5,1%, xuất khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục có chiều hướng khởi sắc trong tháng 10 với sự tăng trưởng cả chiều xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch /chu-de/xuat-nhap-khau-hang-hoa.topic cả nước trong tháng 10 đạt gần 62 tỷ USD. Trong đó, kim ngạchxuất khẩu đạt 32,25 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước.

Xuất nhập khẩu hàng hoá có sự khởi sắc trong những tháng cuối năm

Tháng 10 có 8 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 5 nhóm tăng trưởng dương so với tháng trước. Ấn tượng nhất là giày dép với kim ngạch đạt 1,74 tỷ USD, tăng 30,3%. Tiếp đến là: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 17,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,28 tỷ USD, tăng 12,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,47 tỷ USD, tăng 9,9%; điện thoại và linh kiện đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,3%.

Các nhóm hàng chủ lực khác là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,1 tỷ USD, giảm 6,8%; dệt may đạt 2,57 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,17 tỷ USD, giảm 3,5%.

Tính chung hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 291,46 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chiều ngược lại, nhập khẩu trong tháng 10 đạt 29,52 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 558,33 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 24,59 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, một trong những điểm tích cực trong tháng 10 là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Trong đó, nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước. Hàng hoá nhập khẩu tập trung vào các mặt hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải các loại; thép các loại; xăng dầu các loại...

Bộ Công Thương cũng lưu ý, hiện nay, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam bởi các thị trường xuất khẩu lớn, trong đó có EU luôn yêu cầu cao và chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường.

Đơn cử, từ tháng 10/2023, EU đã áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ở giai đoạn chuyển tiếp. Đây là công cụ chính sách của EU nhằm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước xuất khẩu.

Hoặc, tại Bắc Âu, các nước khu vực này đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn của người sử dụng. Trong thời gian tới, rất nhiều qui định mới sẽ được ra đời đều hướng tới hai mối quan tâm này, đặc biệt là Thỏa thuận Xanh châu Âu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động tìm hiểu, đánh giá tác động tiềm năng của các chính sách mới đối với hoạt động và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Vì thế, với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ cần nguồn lực lớn về tài chính, nhân sự mà phải có kinh nghiệm và kỹ năng để ứng dụng thành công, đáp ứng theo đúng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo