Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Thanh Hóa: Cần nâng cấp cửa khẩu phụ Khẹo, giúp đẩy mạnh giao thương hàng hóa với nước bạn Lào Một ngày theo chân Bộ đội Biên phòng tuần tra vùng biên viễn Sơn La

Huy động sức mạnh từ sự đoàn kết trong Nhân dân

Bát Mọt là xã biên giới đặc biệt khó khăn thuộc huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), với trên 98% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Xã cách trung tâm huyện khoảng 70 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm TP. Thanh Hoá 130 km và tiếp giáp với huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Lào.

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, quá trình thực hiện Chương trình nông thôn mới (NTM) tại Bát Mọt đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những con số đạt được đã chứng minh cho nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết, thống nhất cao trong Nhân dân.

Bên cạnh đó, xã Bát Mọt luôn nhận được sự hỗ trợ từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện; sự quan tâm của cấp trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương. Đặc biệt đó là sự đồng thuận, nhất trí cao của Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Bát Mọt: Đoàn kết là sức mạnh
Từ sức mạnh đại đoàn kết, diện mạo của Bát Mọt đã có sự thay đổi rõ rệt (Ảnh: Quốc Huy)

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn NTM hiện nay của xã Bát Mọt là 7/19 tiêu chí (giảm 4 tiêu chí so với bộ tiêu chí cũ). Đến nay, xã có 02 thôn đạt chuẩn thôn NTM là thôn Vịn và thôn Khẹo, chiếm 25% số thôn trong toàn xã.

Trong đó, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Cấp uỷ Đảng và chính quyền xã trong những năm qua đã không ngừng tạo điều kiện thuận lợi, nhằm phát triển đa dạng hoá các ngành nghề, hoạt động dịch vụ thương mại, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Trong những năm qua, UBND xã Bát Mọt đã chỉ đạo rà soát cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ trên địa bàn xã nhằm làm mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và triển khai kế hoạch huy động sự đóng góp trong nhân dân để thực hiện xây dựng NTM.

Đến nay, Bát Mọt đã huy động bê tông hóa được 1350 m đường giao thông nông thôn tại thôn Cạn, thôn Chiềng, thôn Đục, thôn Phống, thôn Vịn bằng nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân và hỗ trợ của cấp trên với tổng kinh phí 775 triệu đồng, 1666 ngày công và 50 tấn xi măng; cấp phối được 1150 m đường nội thôn tại thôn Vịn, tổng kinh phí huy động đóng góp từ nhân dân là 160 triệu đồng; sửa chữa đập chắn lũ 460 m, kinh phí 105 triệu đồng từ nhân dân đóng góp. Tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn xã (8/8 thôn đạt tiêu chí điện); nhà ở dân cư từng bước được chỉnh trang, trong 03 năm có 25 nhà làm và 105 nhà nâng cấp sửa chữa.

Xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Bát Mọt: Đoàn kết là sức mạnh
Những nhà sàn cũ kỹ, xập xệ đã được thay thế bằng nhà kiên cố (Ảnh: Quốc Huy)

Hiện nay, xã đã có 01 sản phẩm OCOP (măng khô) của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Bát Mọt, tiếp tục phấn đấu để được công nhận OCOP hai sản phẩm Mật ong và Xà phòng mật ong thôn Vịn.

Xã Bát Mọt cũng đã hỗ trợ cho 02 hộ nghèo xây mới nhà ở, tổng kinh phí được hỗ trợ là 80 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng mới 23 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách (mức hỗ trợ 40 triệu đồng/nhà) với tổng kinh phí 800 triệu đồng.

Ngoài ra, hoạt động của Ban chỉ huy Quân sự xã và công tác quốc phòng toàn dân được quan tâm đề cao, hoạt động của Công an xã được tăng cường và đẩy mạnh; công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh trên các lĩnh vực luôn được giữ vững.

Ông Vi Văn Sáng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khẹo cho biết, từ khi có khu chăn nuôi tập trung, người dân trong thôn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm con giống để chăn nuôi phát triển kinh tế. Đến nay, trong thôn đã có trên 100 con trâu bò, hơn 200 con lợn, hơn 1.000 con gia cầm...

Xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Bát Mọt: Đoàn kết là sức mạnh
Nhà văn hóa được quan tâm, đầu tư khang trang (Ảnh: Quốc Huy)

Cùng với việc phát triển các mô hình chăn nuôi, người dân thôn Khẹo đã tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, xem đây là nguồn sinh kế bền vững, vừa giúp cải thiện thu nhập vừa bảo vệ rừng đầu nguồn. Từ rừng, người dân đã tận thu được các loại lâm sản phụ, như lá dong, măng, mật ong để bán ra thị trường. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân trong thôn cũng đã kết hợp trồng cây dược liệu dưới tán rừng trồng, bước đầu cho thu nhập, hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ khác đầu tư mở hàng quán kinh doanh, đầu tư máy móc công trình phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn...

Khi thu nhập được cải thiện, đời sống từng bước được nâng cao, người dân thôn Khẹo đã tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn; mở rộng khuôn viên, tu sửa nhà văn hóa... Đến nay, toàn bộ hệ thống giao thông nội thôn đã được bê tông hóa. Các công trình nhà ở của người dân cũng được sửa chữa, xây mới khang trang, tạo nên diện mạo tươi mới ở vùng biên Bát Mọt.

Nỗ lực để sớm "cán đích" đạt chuẩn nông thôn mới

Xã Bát Mọt đang từng ngày nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, thế nhưng qua đánh giá, chất lượng các tiêu chí đã đạt chưa cao, chưa thực sự bền vững. Việc huy động nguồn lực từ nhân dân để xây dựng NTM đã được thực hiện, song kết quả huy động còn thấp, do đặc thù là xã vùng cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn.

Xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới Bát Mọt: Đoàn kết là sức mạnh

Bản Khẹo, xã biên giới Bát Mọt tiếp giáp với bản Tha Lấu, cụm Phôn Xay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, nước Lào (Ảnh: Quốc Huy)

Nguyên nhân chính là do xã Bát Mọt là xã miền núi vùng cao, biên giới; thu nhập chủ yếu của người dân là nông nghiệp, lâm nghiệp nên mức thu nhập của Nhân dân còn thấp. Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp khó lường; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, khó khăn cho việc tổ chức thực hiện chương trình NTM. Mặt khác, do đặc điểm tình hình, vị trí địa lý, quy hoạch của xã nên chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào để thu hút, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân tại địa phương.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Lương Thị Lưu, Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt cho biết, do đặc thù của vùng cao biên giới nên đường liên thôn cách thôn rất xa, đồi núi sông suối hiểm trở, kinh tế của nhân dân còn rất khó khăn nên việc huy động đóng góp xây dựng đường xá nội thôn còn rất khó khăn. Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp nên ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện Chương trình NTM.

“Cách đây khoảng 5 năm về trước, đời sống của Nhân dân còn rất khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, đường xá đi lại; sự hỗ trợ về cây, con giống nên nhân dân đã phần nào bớt khó khăn, kinh tế đã dần ổn định. Xã Bát Mọt mong muốn nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ các cấp chính quyền trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, các công trình, nhà văn hóa để đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội. Bát Mọt cũng sẽ nỗ lực hơn nữa, tự lực hơn nữa để sớm đạt chuẩn NTM” - Bí thư Đảng ủy xã Bát Mọt chia sẻ.

Hoàng Minh - Quốc Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm