Thứ hai 23/12/2024 12:47

Sự kiện BlackPink và câu chuyện phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam

Sự kiện ban nhạc BlackPink tạo cơn sốt trong hai đêm diễn mới đây tại Hà Nội đã gợi nhiều điều về phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam.

Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam không còn là câu chuyện lạ ở Việt Nam thế nhưng sự kiện 4 cô gái “Hắc Hường” - nick của BlackPink đến từ Hàn Quốc cho thấy đây có thể là một cú huých cần thiết để công nghiệp văn hoá ở Việt Nam đóng góp nhiều hơn, tích cực hơn cho nền kinh tế, chứ không chỉ quanh quẩn hay bằng lòng với con số 3% GDP.

Bên cạnh đó, sự tương đồng sâu xa giữa văn hoá Việt Nam và Hàn Quốc cũng như mối quan hệ tốt đẹp nhất từ trước đến nay giữa hai nước được xem như cơ hội lớn để đưa công nghiệp giải trí ở Việt Nam phát triển.

Mới đây, khi làm việc với Samsung Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau khi dẫn ví dụ về sự hâm mộ của công chúng Việt Nam dành cho ban nhạc BlackPink đã đưa ra đề xuất phía Hàn Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí của Việt Nam.

Ban nhạc BlackPink đến từ Hàn Quốc

Công nghiệp văn hóa là một trong những lĩnh vực đi đầu của công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo từ hàng chục năm nay đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới. Văn hoá là tác nhân kích thích sự hình thành và tạo ra giá trị cho sáng tạo và ngược lại nhờ đó văn hóa được quan tâm nhiều hơn. Các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, việc khuyến khích sự phát triển, tôn trọng khả năng tự tổ chức của xã hội công nghiệp và thúc đẩy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường là một biện pháp quan trọng để chuyển đổi chức năng của Chính phủ từ quản lý sang kiến tạo, đồng thời tạo nên động lực phát triển từ sức mạnh nội sinh của từng chủ thể công nghiệp văn hóa. Đây chính là kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế phát triển của thế giới với đặc trưng là kinh tế phát triển không thể thiếu vai trò của công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí.

Việt Nam được đánh giá là hội đủ nhiều điều kiện để tạo ra các tác nhân kích thích phát triển công nghiệp văn hoá. Đó là dân số trẻ, khả năng thích ứng nhanh với công nghệ, là mảnh đất tốt cho nảy mầm các ý tưởng sáng tạo, xã hội hiện đã có khả năng tự điều chỉnh tốt và khả năng linh hoạt cao hơn trong khi các yếu tố về bảo đảm trật tự xã hội được thế giới đánh giá cao.

Phát triển công nghiệp văn hoá đã chính thức được xác định như một trong sáu giải pháp trọng tâm để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhưng vẫn còn đó những điểm nghẽn cần tháo gỡ. Chuyện tháo gỡ ở đây cần được nhìn nhận như không chỉ gỡ cho xong mà còn cần được nâng tầm hơn để không tạo cơ hội tái “nghẽn”.

Điểm nghẽn đầu tiên chính là ít coi các lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc... là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Đã vậy việc coi đóng góp của các lĩnh vực này đơn thuần chỉ là những buổi diễn, doanh thu mà ít quan tâm đến việc các lĩnh vực này có thể làm nền cho phát triển công nghiệp dịch vụ.

Điểm nghẽn thứ hai là thiếu sự phối hợp trong phát triển công nghiệp văn hoá. Phát triển công nghiệp văn hoá không phải và không thể là việc riêng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, của ngành văn hoá mà cần được coi như một lĩnh vực kinh tế đa ngành để khẳng định vấn đề trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Điểm nghẽn thứ ba và cũng là điểm nghẽn cần được tập trung đầu tư để tháo gỡ là việc giáo dục sáng tạo và kỹ năng kinh doanh ở Việt Nam lâu nay còn bị xem nhẹ. Thực tiễn của những tập đoàn nghìn tỷ “đô” của thế giới đều có một điểm chung cơ bản là ý thức sáng tạo luôn thường trực, luôn dồn nén.

Trong nhiều quan niệm về phát triển công nghiệp văn hoá, việc phát triển công nghiệp văn hoá gắn với sáng tạo, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. cần được ưu tiên. Bởi nếu làm được điều này sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho quốc gia, góp phần xây dựng một hình ảnh tích cực và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế, hình thành nên sức mạnh Việt Nam.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí của nhiều nước cho thấy cần chắc hai “chân” là bảo đảm vai trò của các cơ quan đại diện Chính phủ có đủ năng lực để định hướng, điều tiết xu hướng phát triển công nghiệp văn hóa và phát triển lực lượng hùng mạnh các doanh nghiệp công nghiệp văn hóa.

Câu chuyện của BlackPink chỉ là một ví dụ nhỏ về sự cần thiết xây dựng công nghiệp văn hoá mà đã đến lúc Việt Nam không còn và không thể đứng ngoài cuộc.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu