Thứ hai 25/11/2024 02:03

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Cần sự đồng lòng cao

Trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiều giải pháp, chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (TKHQ), đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.

Hệ thống pháp lý đã đầy đủ

Theo ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), sử dụng năng lượng TKHQ đã trở thành quốc sách, được luật hóa và thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng TKHQ giai đoạn 2019- 2030 (VNEEP 3) với mục tiêu tiết kiệm từ 8 - 10% tổng năng lượng tiêu thụ, tương đương từ 60-80 triệu tấn TOE, càng cho thấy quyết tâm của hệ thống chính trị về vấn đề này.

Nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các giải pháp, dự án tiết kiệm năng lượng

Đây là mục tiêu lớn, tuy nhiên có thể hiện thực hóa khi có sự nỗ lực, phối hợp thực hiện của tất cả các thành phần kinh tế. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp đã được xác định còn nhiều dư địa cho tiết kiệm năng lượng, với tiềm năng lên tới 20-30%” - ông Vũ nói và cho rằng, vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của các cơ quan quản lý là yếu tố rất quan trọng.

Nhằm thúc đẩy các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp, sản xuất và cả tiêu dùng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều thông tư quy định các định mức tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm như: Thép, chế biến thủy-hải sản, giấy, nhựa, đường mía… Đến nay, có thể nói hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng năng lượng TKHQ tương đối đầy đủ, đồng bộ để thúc đẩy, khuyến khích các ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Nhờ chú trọng truyền thông, ý thức của đại bộ phận người dân, doanh nghiệp, tổ chức trong vấn đề sử dụng năng lượng TKHQ đã được nâng lên đáng kể.

Trong các giai đoạn tiếp theo, Chương trình VNEEP sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức trực tuyến và trực tiếp, như: Cuộc thi sáng tác logo và slogan tiết kiệm điện, giải thưởng sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất và giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - xây dựng…

Đẩy mạnh mục tiêu, chế tài

Trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện nhiều giải pháp, chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng TKHQ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Bộ đã đăng ký với Quốc hội về việc sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng TKHQ theo hướng đẩy mạnh hơn nữa các mục tiêu, chế tài, giải pháp sử dụng năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.

Về cơ chế thúc đẩy, bộ cũng đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các giải pháp, dự án tiết kiệm năng lượng. Cụ thể, bộ đang phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu hình thành một quỹ thí điểm thúc đẩy sử dụng năng lượng TKHQ. Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020-2025 (DEPP3). “Chúng tôi đang phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp được chọn để xây dựng cơ chế và thí điểm thực hiện dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng” – ông Vũ nhấn mạnh.

Một dự án khác, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE), các doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ thực hiện các giải pháp quản lý năng lượng thông minh, quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 50001, kiểm toán năng lượng, áp dụng giải pháp/công nghệ thay thế nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng TKHQ.

Từ việc đồng bộ các giải pháp, các doanh nghiệp đã được chuẩn bị nhiều phương án hỗ trợ, từ kỹ thuật tới phương án vay vốn, để đẩy mạnh hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí và thực hiện các nghĩa vụ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải theo định hướng chiến lược phát triển quốc gia.
Đỗ Nga

Tin cùng chuyên mục

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo