Thực hiện Nghị quyết 55 ở Vĩnh Phúc! Bài cuối: Từ tiết kiệm đến tái cấu trúc ngành công nghiệp

Để thực hiện Nghị quyết 55 hiệu quả, Vĩnh Phúc từng bước chuyển đổi mô hình năng lượng và tái cấu trúc công nghiệp theo hướng xanh, sạch, thông minh.
Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Chuyển đổi mô hình năng lượng và tái cấu trúc công nghiệp theo hướng xanh

Thành công trong tuyên truyền và chính sách là tiền đề, nhưng để tiến xa hơn trong thực hiện Nghị quyết 55, Vĩnh Phúc cần thực hiện một quá trình sâu hơn: Chuyển đổi mô hình tiêu dùng năng lượng sang hướng xanh, sạch và thông minh. Đó là sự tái cấu trúc từ hạ tầng lưới điện đến chính sách công nghiệp, từ hành vi tiêu dùng đến chiến lược phát triển vùng.

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55! Bài 3: Từ tiết kiệm
Vĩnh Phúc đang từng bước chuyển dịch xanh trong sản xuất công nghiệp

Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn đến 2035, tầm nhìn 2045, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ cần lượng điện thương phẩm lên tới 13.693 triệu kWh vào năm 2035, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2024. Nếu không kiểm soát và chuyển đổi sớm, lượng tiêu thụ năng lượng sẽ tạo áp lực khổng lồ lên lưới điện, hạ tầng và môi trường.

Theo ông Vũ Vĩnh Hà - Trưởng phòng Quản lý Năng lượng, Sở Công Thương Vĩnh Phúc, để ứng phó, tỉnh đã đưa mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp từ 5 - 24,81% đến năm 2030, tùy theo nhóm ngành. Cụ thể, ngành sản xuất nhựa phải giảm tới 24,81%, dệt may tối thiểu 6,8%, còn ngành giấy phải giảm từ 9,9% đến 18,48% so với giai đoạn 2015 - 2018.

Để thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt được các mục tiêu trên, ngày 03/7/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1458/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc cũng đề ra các nhiệm vụ việc tăng cường việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng hiệu quả năng lượng đối với những lĩnh vực, sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng cao; thực hiện chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong ngành công nghiệp, xây dựng và giao thông; thúc đẩy phát triển các phương tiện giao thông sử dụng điện năng, năng lượng tái tạo phù hợp với xu thế chung của thế giới; chỉ đạo các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Theo đó, nhằm thúc đẩy dịch vụ tiết kiệm năng lượng, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp công nghiệp đến năm 2030. Đề án hỗ trợ phát triển các mô hình doanh nghiệp dịch vụ năng lượng (ESCO) với các hình thức hợp đồng đa dạng như: đảm bảo mức tiết kiệm, chia sẻ lợi ích, mua bán năng lượng, thuê thiết bị và trả góp theo lượng điện tiết kiệm.

Đồng thời, tỉnh yêu cầu loại bỏ các giải pháp gây ô nhiễm, không mang lại hiệu quả năng lượng thực chất. Để tăng cường kết nối, tỉnh cũng đã tổ chức hai triển lãm chuyên đề giới thiệu sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng.

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55! Bài 3: Từ tiết kiệm
Cán bộ Công ty Điện lực Vĩnh Phúc tuyên truyền các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các quy định khác của pháp luật liên quan. Ảnh: Thạch Thảo

Mô hình dịch vụ năng lượng ESCO được triển khai từ năm 2023 đang dần hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, với nhiều loại hợp đồng linh hoạt, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa không cần đầu tư lớn ban đầu nhưng vẫn đạt mức tiết kiệm điện từ 10-25%/năm.

Phát triển năng lượng sạch: Mũi nhọn chiến lược

Ông Vũ Vĩnh Hà khẳng định: Trong chiến lược dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc, năng lượng tái tạo là mũi nhọn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 23,34MW điện mặt trời, chiếm 3,11% tổng công suất cung cấp cho toàn tỉnh (khoảng 750MW). Con số này tuy còn khiêm tốn, nhưng được dự báo sẽ tăng nhanh khi Đề án phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ đến năm 2030 được triển khai đồng loạt.

"Theo kế hoạch, tỉnh sẽ triển khai 59MW điện mặt trời mái nhà tại các tòa nhà công sở, nhà xưởng trong khu công nghiệp, trường học và bệnh viện. Ngoài ra, một dự án điện rác công suất 15MW cũng đang được xúc tiến đầu tư, mở ra hướng phát triển đồng thời cả năng lượng và xử lý chất thải"- ông Hà nhấn mạnh.

Tỉnh cũng ban hành Nghị định 135/2024/NĐ-CP và văn bản chỉ đạo số 9980/UBND-CN2 để cụ thể hóa chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà – đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho các doanh nghiệp và người dân đầu tư hệ thống năng lượng tái tạo quy mô nhỏ.

Đáng chú ý, việc phát triển năng lượng sạch của tỉnh không đứng riêng lẻ, mà tích hợp chặt chẽ với các mục tiêu quy hoạch ngành công nghiệp, thương mại và đô thị xanh. Tỉnh đã ký kết với Tập đoàn Vingroup về hợp tác phát triển kinh tế xanh, bao gồm: Công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, đô thị xanh và giao thông xanh giai đoạn 2025–2030.

Hướng tới Net Zero: Nền móng đã hình thành

Là một trong những tỉnh đầu tiên thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp địa phương, năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức tập huấn và triển khai kiểm kê phát thải tại TP. Vĩnh Yên, chuẩn bị nhân rộng trên toàn tỉnh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đạt 15% vào năm 2030 và 20% vào năm 2045 so với kịch bản phát triển bình thường.

Đồng thời, tỉnh đã bước đầu hình thành liên kết vùng về năng lượng với các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ để đảm bảo tính ổn định và chia sẻ hạ tầng cung ứng điện. Trong lĩnh vực hạ tầng, 99,6% công tơ điện đã được chuyển sang công tơ đo xa, kết nối SCADA; toàn bộ các trạm biến áp 110kV được vận hành không người trực, giảm tổn thất và nâng cao độ tin cậy.

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55! Bài 3: Từ tiết kiệm
Trung tâm điều khiển xa của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc

Không chỉ vậy, tỉnh còn tích cực hợp tác quốc tế để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực năng lượng mới. Trong các năm 2023 - 2024, Vĩnh Phúc đã đón tiếp nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, ký kết ghi nhớ với Công ty Korea East West Power, AISES (Nhật Bản), tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh - Kế hoạch hành động vì tương lai bền vững của doanh nghiệp”.

Dự án hợp tác đáng chú ý là với Công ty Honda Việt Nam - thành lập Tổ công tác chung để thực hiện giảm phát thải trong sản xuất và tiến tới lộ trình phát triển sản phẩm và nhà máy không phát thải vào năm 2040.

Dự báo đến năm 2025, nhu cầu công suất toàn tỉnh có thể đạt 969 MW, trong đó riêng các khu công nghiệp sẽ tăng lên khoảng 751 MW. Điều này đòi hỏi ngành điện phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Trong đó sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những trụ cột và giải pháp quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng.

Năng lượng quyết định chất lượng tăng trưởng

Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng - GRDP tăng 8,3 - 9%/năm và nhu cầu điện công nghiệp riêng năm 2025 dự kiến lên tới 751MW, thì mục tiêu tiết kiệm và chuyển đổi năng lượng không còn là lựa chọn mà là bắt buộc. Trong giai đoạn 2021-2024, Vĩnh Phúc đã tiết kiệm được hơn 407 triệu kWh, tương đương khoảng 680 tỷ đồng chi phí điện năng (tính theo đơn giá 1.670 đồng/kWh).

Tuy nhiên, các thách thức không hề nhỏ. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng thiết bị cũ, tiêu hao năng lượng cao, do thiếu vốn và chưa mặn mà với đổi mới công nghệ.

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55! Bài 3: Từ tiết kiệm
Công nhân Công ty Điện lực Vĩnh Phúc tuyên truyền tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn đến các hộ gia đình

Nếu chỉ dừng lại ở nhận thức và chính sách, chuyển đổi xanh sẽ vẫn là “giấc mơ màu lá”. Vĩnh Phúc đã đi xa hơn – từ tuyên truyền hiệu quả, đến thiết kế chính sách cụ thể, và nay là đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, hạ tầng và mô hình tài chính mới.

Để tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào giữa thế kỷ, Vĩnh Phúc xác định cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về năng lượng tái tạo cấp địa phương.

Đồng thời, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đặc biệt là khơi thông vốn tư nhân và quốc tế; đẩy nhanh số hóa toàn bộ hệ thống điện, điều hành bằng dữ liệu thời gian thực cũng như xây dựng trung tâm năng lượng thông minh quy mô vùng.

Trong hành trình thực hiện Nghị quyết 55, Vĩnh Phúc không chỉ “tiết kiệm năng lượng” – mà đang “tái định nghĩa phát triển” bằng cách lồng ghép năng lượng vào quy hoạch phát triển tổng thể. Và đó chính là cách duy nhất để tăng trưởng bền vững trong thế kỷ XXI.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

EVN hưởng ứng Cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện 2025

EVN tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong truyền thông tiết kiệm điện, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban KHCN&MT đã thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (dự án).
Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện không phải trào lưu nhất thời, mà là trách nhiệm lâu dài với đất nước, môi trường và thế hệ tương lai. Trách nhiệm ấy thuộc về tất cả chúng ta.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Từ nền tảng nhận thức cộng đồng, Vĩnh Phúc đang thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh, bền vững.
Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
65 học viên được đào tạo về quản lý năng lượng

65 học viên được đào tạo về quản lý năng lượng

Sáng 9/4, tại Hải Phòng, khóa đào tạo “Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001” đã được phối hợp tổ chức.
Điều chỉnh phụ tải: Lợi cả đôi đường

Điều chỉnh phụ tải: Lợi cả đôi đường

Với 146 doanh nghiệp tham gia ký điều chỉnh phụ tải (DR), những năm qua Vĩnh Phúc luôn là địa phương đi đầu trong triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Học sinh lan tỏa tiết kiệm điện tại "Gameshow Kilowatt?" mùa 2

Gameshow Kilowatt mùa 2, sân chơi giúp học sinh trang bị kiến thức, lan tỏa thông điệp về tiết kiệm điện, an toàn điện và bảo vệ môi trường đến cộng đồng.
Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Kiến nghị Quốc hội gỡ vướng cho dịch vụ năng lượng

Doanh nghiệp Đồng Nai đã kiến nghị với Đoàn khảo sát của Quốc hội tháo gỡ một số vướng mắc trong thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Quốc hội “bắt mạch” hiệu quả năng lượng ở miền Nam

Quốc hội “bắt mạch” hiệu quả năng lượng ở miền Nam

Sáng 27/3, Đoàn công tác của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội đã làm việc với Tiền Giang về một số nội dung trong dự án Luật sử dụng năng lượng TK&HQ (sửa đổi).
Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương đào tạo quản lý năng lượng cho doanh nghiệp

60 cán bộ của các doanh nghiệp lớn đã tham gia khóa đào tạo “Xây dựng và Vận hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001”.
Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Bắc Giang tiết kiệm được hơn 8.700 kWh điện.
Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Quảng Ninh tiết kiệm 25.000 kWh điện từ sự kiện Giờ Trái đất 2025

Sau một giờ tắt đèn, từ 20h30 – 21h30, thứ Bảy, ngày 22/3/2025, sự kiện Giờ Trái đất đã giúp tỉnh Quảng Ninh tiết kiệm được 25.000 kWh điện.
Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm 448.000 kWh

Theo NSMO, sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh.
Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất, lan tỏa tinh thần sống xanh

Sáng 22/3, Sở Công Thương Hà Nội và các đối tác đã tổ chức phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 nhằm lan tỏa tinh thần sống xanh đến người dân Thủ đô.
PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Bắc Giang hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Để hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, tỉnh Bắc Giang đang kêu gọi các các tổ chức, cá nhân cùng tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30-21h30 ngày 22/3.
PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

PC Sơn La đạp xe hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Sáng 21/3, Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã tổ chức hoạt động đạp xe diễu hành hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025".
Mobile VerionPhiên bản di động