Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.

Các cuộc đàm phán riêng với Indonesia và Philippines đang diễn ra, nhưng bị cản trở bởi sự phản đối của Jakarta về kế hoạch cấm nhập khẩu dầu cọ của EU và mối quan tâm của châu Âu với cuộc chiến đầy tranh cãi về ma túy của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong khi đó, các cuộc đàm phán thương mại với Malaysia - nơi lệnh cấm dầu cọ cũng là một vấn đề gây tranh cãi - và Thái Lan đã bị đình trệ trong nhiều năm.

Tuy nhiên, EU đang nỗ lực đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do (FTA). Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom, khi ký kết FTA với Việt Nam vào cuối tháng 6 đã lưu ý rằng, hiệp định với Việt Nam là "một cột mốc quan trọng" có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán nhanh hơn với bốn quốc gia khác. Năm ngoái, EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN, sau Trung Quốc, với thương mại song phương trị giá khoảng 263 tỷ USD. EU cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong ASEAN, với tổng vốn 374 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này hồi cuối năm 2017. Các hiệp định thương mại với Việt Nam và Singapore rất quan trọng khi hai nước chiếm hơn 45% tổng thương mại EU-ASEAN năm ngoái. Nhưng Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan kết hợp chiếm 50% thương mại EU-ASEAN, theo phân tích của Nikkei Asian Review về dữ liệu thương mại EU. Bốn quốc gia ASEAN khác là Brunei, Campuchia, Lào và Myanmar - chiếm phần còn lại.

sau singapore va viet nam eu day manh cac hiep dinh thuong mai tu do voi cac nuoc lon trong asean
Kim ngạch thương mại hàng hóa song phương của các nước ASEAN với Liên minh châu Âu năm 2018 (nguồn: Ủy ban châu Âu)

Các nhà phân tích cho rằng, vì các hiệp định với Singapore và Việt Nam sẽ cắt giảm thuế đối với hầu hết hàng xuất khẩu từ các nước này sang EU, bốn nước còn lại - Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan - có nguy cơ bị bỏ lại phía sau mà không có thỏa thuận riêng. Cơ quan Chiến lược và chính sách thương mại của Thái Lan hồi tháng 7 đã cảnh báo rằng các nhà cung cấp ô tô và nhà lắp ráp linh kiện công nghệ trong nước có thể chuyển hoạt động sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của hàng xuất khẩu miễn thuế sang thị trường châu Âu.

Việt Nam ước tính rằng, FTA có thể thúc đẩy xuất khẩu sang EU trị giá 42,5 tỷ USD vào năm ngoái, tăng lên tới 20% và có thể tăng tổng sản phẩm quốc nội lên tới 3% vào năm 2023. Thương mại EU - Thái Lan được ước đạt 13,4 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm nay, giảm từ 15,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Một số nhà kinh tế Thái Lan cho rằng, các nhà đầu tư chuyển vốn sang Việt Nam để đón đầu hiệp định thương mại tự do, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. Trung tâm nghiên cứu Kasikorn có trụ sở tại Bangkok cho biết trong một báo cáo tháng 5 rằng nếu Thái Lan và EU không thể đạt được một FTA với khung thời gian rõ ràng, Thái Lan có thể mất cơ hội nâng cấp ngành sản xuất theo hướng công nghệ của tương lai..

Thái Lan bắt đầu đàm phán với EU vào năm 2013, nhưng các cuộc đàm phán bị đình trệ vào năm 2014 do sự nắm quyền của quân đội Thái Lan. Tuy nhiên, đại diện cao cấp của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh cho rằng cuộc bầu cử tháng 3 ở Thái Lan với một chính phủ liên minh các đảng chính trị là một bước đi quan trọng thúc đẩy sự quản trị dân chủ ở Thái Lan. Đó là hai điều kiện được EU đưa ra vào năm 2017 để bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại, điều này cho thấy lập trường của EU đối với Thái Lan đang dịu đi.

Bộ Thương mại Thái Lan trong tuần cuối tháng 7 đã cho rằng, chính phủ mới của Thái Lan đã bật đèn xanh để "hồi sinh các cuộc đàm phán FTA với EU”. Khác với Việt Nam, hiệp định thương mại tự do EU-Singapore đặt ra ít vấn đề hơn đối với các quốc gia khác trong khu vực. Hiệp định này bao gồm quy định tự do về quy tắc xuất xứ hàng hóa - và kết hợp một số khía cạnh của “cộng gộp ASEAN”, cho phép các nhà sản xuất Singapore phân loại nguyên liệu thô và các bộ phận có nguồn gốc từ các nước ASEAN khác như có nguồn gốc từ Singapore, một lợi ích tiềm năng cho những quốc gia đó. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại của EU với Việt Nam và Singapore có thể gây ra tổn thất nhất định cho các thành viên ASEAN khác nếu EU tăng đầu tư vào hai quốc gia này. Điều quan trọng đối với các nước ASEAN khác là phải bắt kịp EU vì các hiệp định thương mại tự do để thu hẹp khoảng cách của “sân chơi”.

Các cuộc đàm phán thương mại với Malaysia đặc biệt rắc rối. Đàm phán đã bị đình trệ từ năm 2012, chỉ hai năm sau khi bắt đầu, và khó có thể bắt đầu lại sớm, đặc biệt là vì Malaysia đang đe dọa sẽ đưa EU đến Tổ chức Thương mại thế giới về kế hoạch của Brussels nhằm loại bỏ nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia và Malaysia vào năm 2030 vì những lo ngại về môi trường. Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, tiếp theo là Malaysia. Ở giai đoạn này, EU không có dấu hiệu nào cho thấy khi nào các cuộc đàm phán về FTA EU - Malaysia có thể nối lại. Malaysia và EU đang đánh giá cơ hội để nối lại đàm phán.

Các nhà phân tích cho rằng, điểm nghẽn hiện nay của thỏa thuận thương mại với Malaysia "gắn với dầu cọ và nhiên liệu sinh học”. Đây cũng là điểm khó khăn trong đàm phán FTA với Indonesia, nhưng các cuộc đàm phán với Indonesia bắt đầu vào năm 2016 với EU đã tiếp tục trong năm nay, và dự kiến các phiên đàm phán tiếp theo vào tháng 12. Trong khi đó, Philippines "đi sau" trong các cuộc đàm phán, mà theo Trung tâm Nghiên cứu EU - châu Á thì đó chủ yếu là do sự "miễn cưỡng tham gia" của Chính phủ Philippines.

Minh Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

Khai thác hợp lý, phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững là yêu cầu cấp thiết đối với ASEAN

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Xem thêm