Góc nhìn hội nhập:

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.

AEC đã hình thành và vận hành, liên quan đến dịch chuyển lao động, có 8 lĩnh vực, ngành nghề được tự do di chuyển trong AEC. Trong xu thế hội nhập quốc tế, luân chuyển những nguồn lực nhất định, trong đó có luân chuyển lao động có kỹ năng nghề từ quốc gia này tới quốc gia khác là một đòi hỏi của quá trình phát triển. Tuy nhiên, xu thế này cũng không tránh khỏi những lo ngại về việc bị “chảy máu chất xám" (quốc gia này giành được nguồn chất xám bị chảy ra từ nước khác).

Tuy nhiên, theo bà Elisabetta, giả định về “chảy máu chất xám” là vô căn cứ. Các quốc gia Đông Nam Á (cả nơi cử đi và nơi tiếp nhận lao động) cần xóa bỏ ý tưởng này. Thay vào đó, cần nhìn nhận sự di chuyển của lao động có kỹ năng nghề như là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế, bằng cách đưa ra những chính sách phù hợp có thể sẽ tối đa hóa được lợi ích từ lực lượng lao động trẻ, năng động và lành nghề của mình.

aec khong nen lo lang ve viec bi chay mau chat xam
Ảnh minh họa

Nhận thức sai lầm

Bà Elisabetta cho rằng, nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực quốc gia là sai lầm, vì 3 lý do:

Thứ nhất, nguồn cung lao động có kỹ năng nghề là không cố định. Người lao động đáp ứng các cơ hội của thị trường lao động bằng cách tích lũy ngày càng nhiều kỹ năng khác nhau, khả năng di cư bản thân nó đã là một động lực mạnh mẽ để các cá nhân đầu tư vào vốn con người. Thứ hai, không phải tất cả mọi người có được những kỹ năng mới với dự định di cư đều thành công. Thứ ba, những người đã di cư không phải là “mất đi”, mà khi trở về nước họ có thể mang những ý tưởng, kỹ năng và nguồn lực mới. Ngay cả khi không trở về, họ cũng hình thành những mạng lưới cộng đồng di cư, giúp mở ra cánh cửa đến với các cơ hội kinh doanh, thương mại và các thị trường lao động toàn cầu.

Để làm rõ nhận định trên, bà Elisabetta dẫn chứng: Năm 1993, Chính phủ Anh đã có một chính sách dựa trên nền tảng giáo dục chọn lọc hơn để tuyển dụng những người quốc tịch Nepan làm việc trong quân đội Anh. Do đây là cơ hội nghề nghiệp lương cao ở nước ngoài đối với nam giới ở Nepan, ngày càng nhiều người trong số họ vươn lên đáp ứng sự thay đổi này bằng cách hoàn thành bậc trung học. Tuy nhiên, số người được Chính phủ Anh tuyển dụng mỗi năm thì lại không thay đổi. Kết quả là tại Nepan, sự gia tăng nguồn vốn con người được phản ánh trong những cải thiện về chất lượng việc làm và mức lương.

Hay trong giai đoạn 2000-2007, Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể hạn mức visa cho các điều dưỡng viên di cư và gia đình của họ. Kết quả là, số lượng điều dưỡng viên tốt nghiệp ở Philippines (quốc gia xuất khẩu số lượng điều dưỡng viên lớn nhất trên thế giới) đã gia tăng từ 9.000 lên tới 70.000 người, không phải tất cả trong số họ đều có thể di cư tới Hoa Kỳ, dẫn tới sự gia tăng ròng trong nguồn cung điều dưỡng viên tại Philippines.

Nghiên cứu cho thấy rằng, lao động có kỹ năng nghề giúp thúc đẩy các nền kinh tế của quốc gia nơi họ chuyển đến bằng cách gia tăng lực lượng lao động, lấp vào khoảng thiếu hụt trong những ngành nghề hoặc công việc cụ thể, góp phần vào những sáng tạo mới, khởi nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng là cần nhận thức được rằng, họ cũng tác động tới các cơ hội tại quê hương mình. Tác động này là gì sẽ phụ thuộc vào khả năng thay thế nguồn lực giữa hai nhóm. Ví dụ, các kỹ năng phân tích - toán học sẽ dễ dàng chuyển giao giữa các quốc gia hơn là các kỹ năng quản lý và truyền thông (vốn mang đặc trưng quốc gia và dấu ấn văn hóa). Không phải ngẫu nhiên mà lao động di cư có xu hướng tập trung nhiều hơn trong các ngành nghề đòi hỏi nhiều kỹ năng phân tích - toán học. Người lao động bản xứ sẽ đáp ứng bằng cách chuyển sang những kỹ năng bổ sung cho các kỹ năng được cung cấp bởi người lao động di cư (kỹ năng quản lý và truyền thông). Sự dịch chuyển này sẽ làm tăng tính bổ sung và giảm sự cạnh tranh giữa người di cư và người dân bản địa.

aec khong nen lo lang ve viec bi chay mau chat xam
8 lĩnh vực, ngành nghề lao động được tự do di chuyển trong AEC

Quan niệm lỗi thời

Những rào cản đang cản trở sự dịch chuyển kỹ năng bên trong ASEAN cũng lạc hậu như ý niệm về chảy máu chất xám. Khi chúng được dỡ bỏ, tiềm năng to lớn của đội ngũ lao động trẻ tài năng trong khu vực cũng sẽ được giải phóng, với những lợi ích làm thay đổi cuộc sống có tác động lâu dài cho nhiều thế hệ.

Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

Sự bùng nổ Internet giữa thập niên 1990 đã dẫn tới gia tăng mạnh mẽ nhu cầu lao động trong lĩnh vực khoa học máy tính tại Hoa Kỳ. Cũng giống như trong các ví dụ trước, triển vọng di cư lao động khoa học máy tính đến Hoa Kỳ đã làm gia tăng lực lượng lao động trong ngành khoa học máy tính tại Ấn Độ giúp tăng tổng sản lượng công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ lên 5%. Người tiêu dùng ở cả Mỹ và Ấn Độ đều được hưởng lợi từ tổng sản lượng CNTT lớn hơn, dẫn tới giá thành thấp hơn của các sản phẩm CNTT. Thu nhập chung của cả hai nước tăng 0,36% nhờ dòng di cư các chuyên gia CNTT từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ. Những lao động trong lĩnh vực khoa học máy tính của Ấn Độ không di cư được sang Hoa Kỳ đã gia nhập ngành CNTT đang gia tăng nhanh chóng tại quê nhà. Đến đầu thập niên 2000, những người Ấn Độ di cư đã trở về với các kỹ năng và mạng lưới kết nối mới. Điều này đã góp phần đưa cuộc cách mạng về CNTT bùng nổ do Hoa Kỳ dẫn dắt sang Ấn Độ và tới giữa thập niên 2000, Ấn Độ đã vượt qua Hoa Kỳ trong xuất khẩu phần mềm.

Bà Elisabetta cho rằng, không có lý do tại sao công thức thành công vừa nêu lại không thể được lặp lại trong AEC nếu tận dụng được tối đa lợi thế của sự dịch chuyển kỹ năng. Hiện tại, khu vực ASEAN đang dựa vào các Thỏa thuận Công nhận lẫn nhau về nghề nghiệp (MRA), bao quát 8 lĩnh vực nghề được quy định (kế toán, kiến trúc, nha khoa, kỹ thuật, y khoa, điều dưỡng, khảo sát, và du lịch). Nhưng định nghĩa về “lao động có kỹ năng nghề” luôn luôn biến động. Nó không còn gắn kết chặt chẽ với các nghề nghiệp chuyên môn được quy định và ngày càng liên quan tới các công việc trong lĩnh vực dạy nghề. Một khuôn khổ hiệu quả cho sự dịch chuyển kỹ năng phải đủ linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu của thị trường lao động.

Theo bà Elisabetta, để một khung dịch chuyển kỹ năng bất kỳ có thể hoạt động tốt, các quốc gia ASEAN phải xóa bỏ rất nhiều rào cản về kỹ thuật và chính trị (cả ở cấp quốc gia và khu vực) đang kìm hãm khả năng của lao động có kỹ năng nghề trong việc di chuyển nội vùng và làm những công việc mà họ được đào tạo. Những rào cản này bao gồm các yêu cầu pháp lý phức tạp đối với chủ lao động, các tiêu chuẩn ngặt nghèo về chuyển đổi bằng cấp và chứng chỉ đào tạo, thiếu khả năng mang theo các lợi ích an sinh xã hội, các quy định hạn chế nhập cư. Việc xây dựng các tiêu chuẩn chung của khu vực để điều tiết nhiều ngành nghề khác nhau cũng sẽ giúp xóa bỏ rào cản kỹ thuật đối với sự dịch chuyển kỹ năng.

Hiện tại, công dân của các quốc gia thành viên ASEAN không được hưởng quy chế ưu tiên khi nộp đơn xin thị thực làm việc ở các quốc gia ASEAN khác, họ có thể nhận thấy việc di cư tới các nước OECD hoặc các nước Vùng Vịnh là dễ hơn. Việc triển khai một hệ thống ưu đãi nhập cư dựa trên việc làm cho các công dân ASEAN sẽ giúp giữ lại nhiều người tài hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giữa chủ lao động - người lao động, thúc đẩy năng suất bên trong khu vực.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Bắc Giang: Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang vừa triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024.
Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm được hưởng lương hưu bao nhiêu?

Các cử tri Bắc Kạn và Vĩnh Long đã đề xuất xem xét việc giảm số năm đóng tối thiểu và điều chỉnh mức lương hưu tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Thừa Thiên Huế: Nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm tăng cao

Đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, nhằm đáp ứng các đơn hàng.
Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Giá trị đặc biệt làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng

Điêu luyện, tinh tế trong kỹ thuật chạm trổ, những nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật và giá trị đặc biệt cho làng nghề.
Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tháng 2/2024: 94,2% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng

Tỷ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng 2/2024 không thay đổi và tăng lên so với tháng cùng kỳ năm 2023 là 94,2%.
Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Bắc Giang sẽ giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Bắc Giang sẽ phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động và đào tạo nghề cho 30.000 người.
Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa quy định về tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chính phủ sửa đổi quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% mỗi tháng từ ngày 1/7/2024.
Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Quy định mới về cấp phép đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)

Đài Loan (Trung Quốc) thông báo sửa đổi, bổ sung quy định về cấp phép liên quan đến doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại Đài Loan.
Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ, chuyên môn

Đầu năm 2024, xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi khi doanh nghiệp đang có nhu cầu nhân lực có trình độ, chuyên môn.
Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Thừa Thiên Huế: Xuất quân đánh cá vụ Nam xuân Giáp Thìn

Ngày 21/2, lễ xuất quân đánh cá vụ Nam mùa xuân Giáp Thìn năm 2024 đã được tổ chức tại phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ tổ chức hai kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức năm 2024

Bộ Nội vụ đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể tiến hành kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức vào tháng 7 và tháng 11 năm 2024.
Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Từ ngày 1/7, tiền lương cán bộ, công chức, viên chức tăng khoảng 30%

Theo phương án cải cách tiền lương, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% từ ngày 1/7/2024.
Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết trong các Khu công nghiệp tại Bắc Giang

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tại các Khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có gần 30 doanh nghiệp với khoảng 5.500 lao động đăng ký làm việc xuyên Tết.
Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Thông tin về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông tin cảnh báo người lao động về dự tuyển cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023

Hội đồng thi tuyển công chức Bộ Công Thương thông báo Danh sách thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự kỳ thi tuyển công chức của Bộ Công Thương năm 2023 như sau:
Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia vừa chính thức trình Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ ngày 1/7/2024.
Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công nhân Hà Nội sẽ được bố trí xe đón trở lại làm việc sau nghỉ Tết

Công đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, ngày mùng 5 Tết sẽ bố trí các chuyến xe đón công nhân lao động quay trở lại làm việc.
92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

92,4% hộ gia đình có thu nhập không thay đổi và tăng lên

Tháng 1/2024, 92,4% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm 2023.
Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Romania phải sàng lọc người thực sự có nhu cầu

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania phải tuyển chọn trực tiếp, sàng lọc người có nhu cầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động