Thứ hai 21/04/2025 17:42

Sắp trình Chính phủ Đề án phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” sẽ được Bộ KH&ĐT trình Chính phủ trong quý I/2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có buổi làm việc với các bộ ngành, địa phương, chuyên gia, doanh nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước để lấy ý kiến về dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” theo nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 07/8/2023.

Mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thời gian tới, Bộ này sẽ tập trung tổng hợp ý kiến các bên liên quan để hoàn thiện Đề án, sớm trình Chính phủ xem xét phê duyệt trong quý I/2024, nhằm sớm đạt được mục tiêu đến năm 2030, kỹ sư Việt Nam có khả năng tham gia sâu vào quy trình thiết kế các vi mạch bán dẫn hiện đại (từ front-end đến back-end); tham gia sâu vào công đoạn đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn, làm chủ được một phần công nghệ đóng gói và kiểm thử; kỹ sư Việt Nam tham gia làm việc trong các nhà máy sản xuất bán dẫn, từng bước nắm bắt được công nghệ trong công đoạn sản xuất; và đào tạo được 50.000 kỹ sư phục vụ ngành trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị.

Đồng thời, đến năm 2045, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.

Trước đó, từ tháng 9/2023 đến tháng 2/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), cơ quan chủ trì dự thảo Đề án “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức nhiều hoạt động phục vụ nghiên cứu, xây dựng Đề án thông qua 6 nội dung, bao gồm: Thứ nhất, khảo sát các doanh nghiệp vi mạch bán dẫn để đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Thứ hai, khảo sát các viện nghiên cứu, trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam để đánh giá năng lực đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Thứ ba, lấy ý kiến chuyên gia về dự báo nhu cầu và khả năng đào tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đang làm việc tại Hoa Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ…

Thứ tư, khảo sát, tham vấn các tổ chức tư vấn, các hiệp hội, các trường đại học và các tập đoàn lớn trên thế giới trong ngành công nghiệp bán dẫn về xu hướng phát triển, nhu cầu tuyển dụng, kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của ngành.

Thứ năm, tổ chức làm việc, đánh giá nhu cầu của các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ sở đào tạo quốc tế trong lĩnh vực bán dẫn có tiềm năng đầu tư, hợp tác, cung cấp học bổng cho Việt Nam.

Thứ sáu, phối hợp với các chuyên gia người Việt Nam tại Sillicon Valley, Hoa Kỳ và các doanh nghiệp, đại học hàng đầu về ngành công nghiệp bán dẫn như Cadence, FPT, Đại học bang Arizona (Hoa Kỳ)… tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn cho giảng viên, sinh viên, kỹ sư ngành gần mong muốn tham gia chuyển đổi sang ngành công nghiệp bán dẫn.

Linh Đan
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?