Chủ nhật 22/12/2024 17:42

Sản xuất, xuất khẩu cá tra phục hồi mạnh mẽ sau 3 năm ảm đạm

Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đã tăng tới 25% so với cuối năm ngoái, chạm mốc kỷ lục khoảng 32.000 đồng/kg và có nơi giá cá tra nguyên liệu còn cao hơn.

Sau biến động tăng giá xăng, dầu là ảnh hưởng của giá vật tư đầu vào của ngành cá tra.

Tuy nhiên, từ cộng hưởng của tác động dịch bệnh COVID-19, nhiều nông dân đã lo ngại, không dám thả nuôi cá tra.

Điều này đã khiến cho nguồn nguyên liệu cá tra cung ứng cho chế biến và xuất khẩu thiếu hụt, kéo theo giá cá tra biến động liên tục trong thời gian qua.

Giá cá liên tục tăng

Trong suốt mấy tháng qua, ngành cá tra Việt Nam đã hồi sinh mạnh mẽ sau 3 năm ảm đạm.

Hiện tại, giá cá tra nguyên liệu đã tăng tới 25% so với cuối năm ngoái, chạm mốc kỷ lục khoảng 32.000 đồng/kg và có nơi giá cá tra nguyên liệu còn cao hơn.

Nguyên nhân của đợt tăng giá vừa qua xuất phát từ việc thiếu hụt nguồn cung.

Theo ông Nguyễn Thành Sơn, trú tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, với giá này, người nuôi lãi khoảng 7.000 đồng/kg.

Gia đình ông có thâm niên hàng chục năm gắn bó với nghề nuôi cá tra xuất khẩu vẫn cố gắng đeo đuổi nghề. Hiện ông có 2 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 2.000 m2 mặt nước. Trong những ngày tới, sản lượng cá xuất ao của gia đình ông Sơn vào khoảng 200 tấn cá tra thương phẩm.

Giá cá tra hồi phục và tăng mạnh mang lại niềm vui cho nông dân. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Sơn đánh giá nghề nuôi cá da trơn tại Tiền Giang vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bấp bênh khó lường do giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu cho đời sống khác đều tăng mạnh trong những ngày qua.

Thêm vào đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, nguyên nhân của đợt tăng giá vừa qua xuất phát từ việc thiếu hụt nguồn cung.

Năm 2021, dưới tác động của dịch COVID-19 và đứt gãy chuỗi cung ứng nhiều hộ đã không thể thả nuôi theo đúng kế hoạch cho năm nay. Các ao cá chỉ duy trì, hạn chế cho ăn và không dám thả nuôi thêm. Điều này dẫn tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngay từ đầu năm.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cũng dự báo việc thiếu hụt nguyên liệu có thể kéo dài đến hết quý 2 năm nay. Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng càng là yếu tố hỗ trợ mạnh đối với giá cá tra nguyên liệu.

VASEP cho biết trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cá tra của cả nước ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 27% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Mặc dù giá cá tra đang có hướng thuận lợi cho người nuôi, nhưng lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương có nuôi cá tra đang lo ngại, nông dân sẽ vì con số lợi nhuận này mà lại thả nuôi ồ ạt, làm cho nguồn cung cá tra trong nước mất phương hướng sản xuất.

Chính vì vậy, ngành nông nghiệp các địa phương phân tích rõ cho người nuôi rằng, tình hình giá thức ăn, thuốc thủy sản, vật tư đầu vào… đều tăng mạnh sẽ kéo chi phí giá thành nuôi cá tra tăng lên.

Do đó, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường liên kết, hợp tác… nhằm giảm chi phí giá thành, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng chất lượng để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, đáp ứng đa dạng thị trường xuất khẩu trên thế giới, nhất là các thị trường khó tính.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận tăng

Với kim ngạch xuất khẩu cá tra trong quý 1/2022 như vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.

Điển hình như doanh nghiệp đầu ngành là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.500 tỷ đồng, tương ứng tăng 43,5% và tăng 35,6% so với năm 2021.

Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, cho biết hiện công suất của các nhà máy đã quay trở lại mức bình thường. Nếu đạt được mục tiêu đã đề ra thì đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất kể từ khi hoạt động của công ty.

Giá nguyên liệu cao dẫn đến giá xuất khẩu cao và đối với Vĩnh Hoàn, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi lớn từ biên lợi nhuận gộp mở rộng do có thể tự cung cấp được nguyên liệu.

Thêm vào đó, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng từ năm ngoái kéo dài đến năm nay. Điều này càng đẩy chi phí nuôi cá tăng cao và từ nay đến cuối năm, giá cá tra sẽ ngày càng cao.

Cùng với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra cũng đang đặt mục tiêu lợi nhuận tăng cao trong năm 2022.

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia (I.D.I) cho biết công ty đã ký đủ đơn hàng xuất khẩu đến hết quý 2 năm nay.

Đồng thời, đơn vị cũng đã chuẩn bị kho hàng dự trữ lên đến 1.400 tỷ đồng cá tra giá rẻ (17.000-18.000 đồng/kg) cho đợt nhu cầu thị trường phục hồi này, đặc biệt là Mexico và Brazil, nơi I.D.I chiếm thị phần lớn.

Năm nay, I.D.I đặt kế hoạch doanh thu thuần 8.300 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, năm nay IDI xây dựng thêm nhà máy chế biến thứ 3 với công suất 500 tấn/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đang ở mức cao.

Hai nhà máy còn lại (300 tấn/ngày và 150 tấn/ngày) đều đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.

Hiện nhu cầu tiêu dùng cá tra phục hồi mạnh ở các thị trường chính đẩy doanh nghiệp vào tình huống sản xuất không kịp trả đơn hàng.

Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra phải tính toán tăng công suất hoạt động để đáp ứng các đơn hàng tăng mạnh trong năm nay.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19 năm ngoái khiến kết quả kinh doanh không được như kế hoạch thì năm nay cũng kỳ vọng lợi nhuận tăng nhiều lần./.

Theo TTXVN

Tin cùng chuyên mục

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển