Sản xuất thông minh và nhà máy thông minh: Hai khái niệm không thể nhầm lẫn

Dù có mối quan hệ mật thiết, đôi khi được dùng thay thế cho nhau trong CMCN 4.0, nhưng sản xuất thông minh và nhà máy thông minh lại là hai khái niệm khác nhau.
Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh” Khoa học và công nghệ ngành Công Thương: Hướng tới sản xuất thông minh Cùng Đài Loan hướng đến đổi mới công nghệ sản xuất thông minh

Sản xuất thông minh là gì

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã diễn ra hơn một thập kỷ, nhưng các quốc gia vẫn chưa có một khái niệm chung về sản xuất thông minh (Smart Manufacturing).

Tuy nhiên, trong tài liệu xuất bản năm 2019, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã định nghĩa tiêu chuẩn sản xuất thông minh là “sản xuất cải thiện các khía cạnh hiệu suất bằng cách sử dụng tích hợp và thông minh các quy trình, tài nguyên mạng, tài nguyên vật lý và con người để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, cộng hưởng với sản phẩm và dịch vụ khác trong chuỗi giá trị doanh nghiệp”.

Nhà máy thông minh là gì

Việc áp dụng các nguyên tắc sản xuất thông minh trong một cơ sở sản xuất có thể làm cho một nhà máy trở nên thông minh hơn. Nhà máy thông minh (Smart Factory) tận dụng tối đa công cụ hỗ trợ sản xuất thông minh để cải thiện các quy trình sản xuất truyền thống hiện có. Vì dữ liệu trong một nhà máy thông minh chủ yếu là kỹ thuật số nên các doanh nghiệp hướng tới không quản lý bằng giấy tờ.

Nhà máy thông minh hoạt động theo cách thu thập dữ liệu cần thiết, cho phép truy cập chúng trong thời gian thực mà không cần đến các bộ phận, máy móc hoặc nhân công cụ thể của nhà máy. Nói cách khác, mọi thứ trong nhà máy thông minh đều được tự động hóa và kết nối với nhau. Một nhà máy thông minh cũng sử dụng phần mềm sản xuất thông minh để phân tích dữ liệu nhằm cải tiến quy trình.

Mối quan hệ giữa sản xuất thông minh và nhà máy thông minh

Theo các chuyên gia của ABeam Consulting, sản xuất thông minh và nhà máy thông minh phụ thuộc vào nhau để đạt được bốn mục tiêu chung gồm: Cải tiến năng suất, tối ưu đầu ra và cắt giảm thời gian chết (Downtime) và nâng cao tính linh hoạt nhằm của chuỗi cung ứng.

Trong đó, nhà máy thông minh tận dụng tối đa các nguyên tắc và giải pháp đầu cuối của sản xuất thông minh cung cấp để đạt hiệu suất cao nhất. Vì những biến động về nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường là không thể tránh khỏi, các nhà máy thông minh cần liên tục thúc đẩy cải tiến, hiệu quả và năng suất để đối phó với những thay đổi này.

“Nhờ hệ thống có khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực, doanh nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, cải thiện quy trình phân phối đầu cuối với tính minh bạch cao hơn cho cả khách hàng và nhà đầu tư”, ông Ryohei Oda, Tổng Giám đốc ABeam Consulting Việt Nam, giải thích. “Sản xuất thông minh giúp doanh nghiệp tăng chất lượng đầu ra, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi thông qua quá trình tổng hợp và phân tích Big Data bởi các chuyên gia dữ liệu và nhân sự có kinh nghiệm về quy trình sản xuất”.

Sản xuất thông minh cũng tận dụng những tiến bộ và sáng kiến này để mở ra tiềm năng thực sự của từng công nghệ và chiến lược. Khi sản xuất thông minh biến các nhà máy truyền thống thành nhà máy thông minh, việc triển khai sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành sản xuất.

Vai trò của sản xuất thông minh tại Việt Nam

Việc phát triển sản xuất thông minh không chỉ đem đến lợi ích cho các doanh nghiệp riêng lẻ mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp và nền kinh tế quốc gia. Ông Oda chỉ ra bốn khía cạnh chính ảnh hưởng bởi xu hướng sản xuất thông minh gồm: Cơ sở hạ tầng, quy mô triển khai, kinh tế và R&D.

“Đối với cơ sở hạ tầng. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng đáng kể nhu cầu nâng cấp chất lượng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là nền tảng cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Đây sẽ là động lực thúc đẩy hệ sinh thái kỹ thuật số của Việt Nam phát triển, đặc biệt xung quanh giải pháp kỹ thuật số và kết nối Internet tốc độ cao”, ông Oda cho biết.

Sản xuất thông minh và nhà máy thông minh: Hai khái niệm không thể nhầm lẫn

Về quy mô, xu hướng này thôi thúc các doanh nghiệp trong nước ứng dụng rộng rãi các giải pháp công nghệ tiên tiến như AI, IoT, Big Data… để tối ưu hóa quy trình, quản lý chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Từ góc độ kinh tế, sản xuất thông minh tạo động lực cho ngành công nghệ Việt Nam đáp ứng nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số tăng đột biến. Sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương nhờ tạo nhiều cơ hội làm việc và cung cấp giải pháp sáng tạo cho doanh nghiệp nước ngoài.

Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ tăng ngân sách đầu tư R&D, nỗ lực tìm kiếm giải pháp công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh và dẫn đầu trong môi trường số. Qua đó, Việt Nam sẽ được thế giới biết đến nhiều hơn nhờ thành tựu thu được xuyên suốt lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số.

“Sản xuất thông minh là một xu hướng không thể lùi bước trong thời đại 4.0. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động áp dụng và thích ứng với mô hình này để đón đầu làn sóng chuyển dịch sản xuất, đồng thời tích cực hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm tạo ra môi trường sản xuất thông minh hiệu quả và bền vững”, Tổng Giám đốc ABeam Consulting Việt Nam nói thêm.

ABeam Consulting là đơn vị hàng đầu về tư vấn chuyển đổi số có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản), hiện diện 13 quốc gia và sở hữu 29 văn phòng trên toàn thế giới. ABeam Consulting có hơn 5.900 chuyên gia có chứng chỉ SAP và đã triển khai hàng loạt hệ thống SAP cho các tập đoàn đa quốc gia trên toàn cầu.

Hiện nay, ABeam Consulting đang cung cấp gói giải pháp “Quick Smart Factory” (QSF) phù hợp giúp các doanh nghiệp sản xuất liên tục (Continuous Manufacturing) và sản xuất theo quy trình (Process Manufacturing) xây dựng nền tảng cơ bản cho nhà máy thông minh với chi phí và thời gian tối thiểu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Mong muốn thu hút vốn FDI vào khâu thượng nguồn nhằm tự chủ nguồn nguyên, phụ liệu trong nước của ngành dệt may chưa đạt kỳ vọng.
Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Nhờ triển khai sớm các nội dung, đề án, Trà Vinh đã và đang đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công của địa phương.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bộ Công Thương ban hành văn bản về việc gửi hồ sơ đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Ngày 8/5, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm đầu tiên với chủ đề “Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam”.
Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngày 16/5, Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ XVIII-năm 2024 sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Được coi là “tài sản quý giá nhất”, trong bất kỳ bối cảnh nào người lao động luôn được doanh nghiệp ngành dệt may cố gắng giữ việc làm, ổn định thu nhập.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó giấy bao bì sản xuất chiếm 86% tổng sản lượng, đứng đầu Đông Nam Á.
Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Tập đoàn công nghệ lớn gia tăng hiện diện tại Việt Nam: Cơ hội nào cho ngành điện tử?

Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện tử, từ đó giúp các DN trong nước tham gia vào quá trình hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Ưu đãi mới, mở dư địa cho phát triển cụm công nghiệp

Những ưu đãi hấp dẫn mới có hiệu lực giúp các địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư hạ tầng và đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp.
Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng chưa bền vững, Vĩnh Phúc đẩy mạnh các giải pháp phát triển công nghiệp

Tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa ổn định và thiếu bền vững, do doanh nghiệp khó tiếp cận được đơn hàng lớn và dài hạn.
Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Quảng Ngãi đề xuất gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp

Vướng mắc trong thực hiện trình tự thủ tục đầu tư hạ tầng khiến Quảng Ngãi gặp khó trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Phát triển công nghiệp quốc phòng gắn với mua sắm vũ khí hiện đại, chuyển giao công nghệ mới

Thúc đẩy hợp tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng, kỹ thuật quân sự, kết hợp với mua sắm vũ khí, khí tài mới, hiện đại, chuyển giao công nghệ mới...
Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Lấy ý kiến dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Công ty Nhôm Đắk Nông hoạt động cầm chừng vì thiếu nguyên liệu

Đến thời điểm tháng 4/2024, sản lượng quặng nguyên khai tại Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) giảm mạnh, chỉ bằng 1/6 so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Ngành than phấn đấu tiêu thụ 5,25 triệu tấn than trong tháng 5/2024

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) phấn đấu sản xuất 3,3 triệu tấn than nguyên khai, than tiêu thụ 5,25 triệu tấn trong tháng 5/2024.
Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.
Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Đơn hàng tăng trở lại, doanh nghiệp sản xuất vẫn lo

Báo cáo PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 4 với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, nhưng nhiều DN sản xuất vẫn lo âu.
Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Tăng giải pháp ứng phó sự cố hóa chất

Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, tuy nhiên với độ “nguy hiểm” cao việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất cần thiết.
Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Việt Nam sắp tham gia triển lãm về công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Từ ngày 6 - 9/5, Viettel đại diện cho Việt Nam tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 diễn ra tại Malaysia.
Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Khuyến công trợ lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng

Công tác khuyến công đã và đang hỗ trợ mạnh cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Giang tăng trưởng.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương lấy ý kiến 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

Bộ Công Thương mới đây đã đăng tải toàn văn 11 Dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn để lấy ý kiến đóng góp.
Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động